KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 290 - SƠN VI CẤN ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Sơn Vi Cấn trong Kinh Dịch

Sơn Vi Cấn: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.
Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.

Quẻ Cấn là giữ cho tâm được an tịnh nhưng vẫn không bỏ qua việc đời. Tùy vào từng thời điểm để dùng, tùy vào từng lúc mà hoạt động. Hoạt động đúng với đạo quang minh, quân tử. Vì thế luôn được hành đúng địa vị và thời thế.

Hình ảnh quẻ Sơn Vi Cấn

Thoán từ: Cấn kỳ bôi, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.

Ngừng ở cái lưng (tĩnh như cái lưng) không thấy được thân mình, đi ở trước sân, không thấy có người, không có lỗi.

Tượng quẻ: Cả hai quái đều là Cấn. Cấn là quẻ đùn hào dương lên cao như núi, giống như cái lưng im lìm, không liên quan trong khi ngoại giới vẫn hoạt động.

Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng)
Trong thân thể người ta, đầu, cổ tay chân thường động đậy, chỉ có lưng là thường tĩnh; đó là nghĩa ba chữ: "Cấn kỳ bối".
Hễ tĩnh thì không bị tình dục chi phối, không làm điều ác; tĩnh thì không nghĩ tới mình (bất hoạch kỳ thân), mà cũng quên cả người khác (như đi ở trước sân mà không thấy có người), tức là không phân biệt mình với người, như vậy thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi (đi tức là biết tiến tới chỗ phải ngừng lại), động tĩnh đều hợp thời. Lại phải biết ngừng ở chỗ đáng ngừng, ví dụ cư xử với người cố đạt cho được đức nhân, đức tín, như vậy là biết ngừng ở chỗ đáng ngừng. Không phân biệt mình với người, coi nhân ngã chỉ là nhất thể (cũng như nội quái là Cấn, ngoại quái cũng là Cấn, cùng một thể với nhau, theo cách giải của Thoán truyện), đó là nghĩa sâu sắc của quẻ Cấn.
Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị)

2. Quẻ Sơn Vi Cấn động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

走走走
遇一狗
急思尋
可長久.

Dịch âm:

Tẩu tẩu tẩu
Ngộ nhất cẩu
Cấp tư tầm
Khả trường cửu.

Dịch nghĩa:

Chạy chạy chạy
Gặp con chó
Gấp suy nghĩ tìm hiểu
Có thể được trường cửu.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Cấn kỳ phi, bất chửng kỳ tùy, ký tâm bất khoái." (Bắp chân nghỉ ngơi, nhưng không làm cho đầu gối nghỉ theo được, trong lòng vì vậy mà cảm thấy không vui.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về chức tước, địa vị tuy quý, nhưng là hu ảo, không lâu dài. Người được quẻ này phải nắm vững chủ kiến, lựa chọn con dường đi cho mình thật cẩn thận. Nếu bạn muốn trường sinh bất tử thì hãy mau tu hành, mọi cầu xin đều chậm.
Chức tước, quyền vị tuy quý nhưng giống thực mà lại hư đó. Đấy chỉ là những nhân tước phù ảo, chóng tàn, không vững chắc lâu dài. Chi bằng ta đi tìm thiên tước. Thiên tước mới lâu dài vĩnh cửu được. Thiên tước tức là cái phú quý tự nhiên của trời đất ban cho.
Mạnh Tử nói: "Nhân nghĩa trung tín, vui làm điều thiện không chán, đó là thiên tước. Công khanh đại phu, đó là nhân tước". Người xin được quẻ này phải nắm vững chủ kiến, lựa chọn cẩn thận, chứ có bốc đồng gặp đâu hay đó.
Quẻ nói: Công danh dù có mà thực tế có gì đâu? Bởi trong đời bạn Գanh không đem lại, chết chẳng đem đi". Nên công danh tiền tài đều như mây khói, chẳng có gì đáng màng lắm. Nếu bạn muốn muôn thuở bất hủ thì hãy tu hành. Ý quẻ muốn rằng: Việc cầu xin của bạn tuy được thông hạnh, nhưng phải làm việc phúc đức thì mới được hưởng bền.
Tu là cội phúc. Còn tất cả là hư không. Sống gửi thác về, rồi cuộc đời cũng ra ma mà thôi. Cầu xin còn chậm. Đánh số ít hạp.

Con số linh ứng: 2, 8, 9, 82, 92, 98.