KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 334 - SƠN TRẠCH TỔN ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Sơn Trạch Tổn trong Kinh Dịch

Sơn Trạch Tổn: Thất dã. Tổn hại. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn.
Khoan nới thì tất có điều sơ ý mà bị thiệt hại, cho nên sau quẻ Giải tới quẻ Tổn. Tổn là thiệt hại mà cũng có nghĩa là giảm đi.

Quẻ Tổn trong giao tiếp lấy khéo kéo làm cái cốt, không xem trọng thực thà. Trong công việc nên biết hy sinh cái lợi trước mắt để giữ bền cái lợi lâu dài. Khả năng chịu tổn cao, nếu bất chính còn dẫn tới chỗ nguy vong.

Hình ảnh quẻ Sơn Trạch Tổn

Thoán từ: Tốn hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng.

Giảm đi: nếu chí thành thì rất tốt, không có lỗi, giữ vững được như vậy thì làm việc gì cũng có lợi. Nên dùng cách nào? (ví dụ) dùng hai cái bình (hay bát) đồ cúng thôi để dâng lên, cũng được.

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Đoài là dưới chân núi có đầm, nếu để lâu ngày chân núi ắt sẽ hỏng.

Quẻ này nguyên là quẻ Thái, bớt ở nội quái Càn hào dương thứ 3 đưa lên thêm vào hào cuối cùng của quẻ Khôn ở trên, nên gọi là Tốn: bớt đi.
Lại có thể hiểu: khoét đất ở dưới (quẻ Đoài) đắp lên trên cao cho thành núi, chằm càng sâu, núi càng cao, càng không vững phải đổ, nên gọi là Tổn (thiệt hại).
Giảm đi, không nhất định là tốt hay xấu. Còn tùy mình có chí thành, không lầm lỡ thì mới tốt. Ví dụ việc cúng tế, cần lòng chí thành trước hết, còn đồ cúng không quan trọng, dù đạm bạc mà tâm thành thì cũng cảm được quỉ thần. Giảm đi như vậy để tiết kiệm, thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: phải biết tùy thời; nếu cương quá thì bớt cương đi nếu nhu quá thì bớt nhu đi, nếu vơi quá thì nên làm cho bớt vơi đi, nếu văn sức quá thì bớt đi mà thêm phần chất phác vào; chất phác quá thì thêm văn sức vào, dân nghèo mà bốc lột của dân thêm vào cho vua quan là xấu; nhưng hạng dân giàu thì bắt họ đóng góp thêm cho quốc gia là tốt; tóm lại phải tùy thời; hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải.
Đại tượng truyện thường đứng về phương diện tu thân, khuyên người quân tử nên giảm lòng giận và lòng dục đi ( quân tử dĩ trừng phẫn, trất dục).

2. Quẻ Sơn Trạch Tổn động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

自從持守定
功在眾人先
別有非常喜
隨龍到九天.

Dịch âm:

Tự tùng trì thủ định
Công tại chúng nhân tiên
Biệt hữu phi thường hỉ
Tuỳ long đáo cửu thiên.

Dịch nghĩa:

Từ lúc nắm giữ chắc
Công đứng ở hàng đầu
Có được vui hết mực
Cỡi rồng lên cửu thiên.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tổn kỳ tật, sử thuyên hữu hỷ. Vô cữu." (Bệnh hoạn tiêu trừ, thân thể hồi phục mau chóng, Hào này không có tai họa.
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về thời vận tốt đã tới. Người được quẻ này cứ việc làm theo dự định, nhất định sẽ đạt thành. Cảnh tình của bạn hiện đã đến thời kỳ lên hương rồi, hãy cố gắng tiến tới, mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió. Cầu tài, cầu danh đều được.
Quẻ này chủ Thời vận đã tới, ý xuân tự nhiên đã có. Công danh quyết được, dễ như trở bàn tay. Người xin được quẻ này cứ việc làm theo ý mình, nhất định được đại cát.
Theo ý quẻ cho biết cảnh tình của bạn hiện nay như cảnh hoa sắc hương nở rộ thơm phức khắp nơi, gió thanh đưa đến nỗi vui tươi nay chỉ lo ngâm ca ly rượu để xứng ý tình, mà chẳng còn phải băn khoăn nữa.
Vậy vận thời của bạn đã đến thời kỳ lên hương rồi, hãy cố gắng tiến hành mưu định là sẽ thuận buồm xuôi gió, vừa ý vẹn toàn.
Tốt đẹp, khí vận đến kỳ giàu sang, vinh hiển. Đánh số tốt.

Con số linh ứng: 3, 33.