KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 332 - SƠN TRẠCH TỔN ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Sơn Trạch Tổn trong Kinh Dịch

Sơn Trạch Tổn: Thất dã. Tổn hại. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn.
Khoan nới thì tất có điều sơ ý mà bị thiệt hại, cho nên sau quẻ Giải tới quẻ Tổn. Tổn là thiệt hại mà cũng có nghĩa là giảm đi.

Quẻ Tổn trong giao tiếp lấy khéo kéo làm cái cốt, không xem trọng thực thà. Trong công việc nên biết hy sinh cái lợi trước mắt để giữ bền cái lợi lâu dài. Khả năng chịu tổn cao, nếu bất chính còn dẫn tới chỗ nguy vong.

Hình ảnh quẻ Sơn Trạch Tổn

Thoán từ: Tốn hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng.

Giảm đi: nếu chí thành thì rất tốt, không có lỗi, giữ vững được như vậy thì làm việc gì cũng có lợi. Nên dùng cách nào? (ví dụ) dùng hai cái bình (hay bát) đồ cúng thôi để dâng lên, cũng được.

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Đoài là dưới chân núi có đầm, nếu để lâu ngày chân núi ắt sẽ hỏng.

Quẻ này nguyên là quẻ Thái, bớt ở nội quái Càn hào dương thứ 3 đưa lên thêm vào hào cuối cùng của quẻ Khôn ở trên, nên gọi là Tốn: bớt đi.
Lại có thể hiểu: khoét đất ở dưới (quẻ Đoài) đắp lên trên cao cho thành núi, chằm càng sâu, núi càng cao, càng không vững phải đổ, nên gọi là Tổn (thiệt hại).
Giảm đi, không nhất định là tốt hay xấu. Còn tùy mình có chí thành, không lầm lỡ thì mới tốt. Ví dụ việc cúng tế, cần lòng chí thành trước hết, còn đồ cúng không quan trọng, dù đạm bạc mà tâm thành thì cũng cảm được quỉ thần. Giảm đi như vậy để tiết kiệm, thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: phải biết tùy thời; nếu cương quá thì bớt cương đi nếu nhu quá thì bớt nhu đi, nếu vơi quá thì nên làm cho bớt vơi đi, nếu văn sức quá thì bớt đi mà thêm phần chất phác vào; chất phác quá thì thêm văn sức vào, dân nghèo mà bốc lột của dân thêm vào cho vua quan là xấu; nhưng hạng dân giàu thì bắt họ đóng góp thêm cho quốc gia là tốt; tóm lại phải tùy thời; hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải.
Đại tượng truyện thường đứng về phương diện tu thân, khuyên người quân tử nên giảm lòng giận và lòng dục đi ( quân tử dĩ trừng phẫn, trất dục).

2. Quẻ Sơn Trạch Tổn động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

時邊多艱
戰戰兢兢
戒謹恐懼
如履薄冰
須識前程危與險
一籠風裏一枝燈.

Dịch âm:

Thời biên đa gian
Chiến chiến căng căng
Giới cẩn khủng cụ
Như lí bạc băng
Tu thức tiền trình nguy dữ hiểm
Nhất lung phong lí nhất chi đăng.

Dịch nghĩa:

Nhiều lúc gian nan
Chiến đấu không ngừng
Phải hết sức cẩn thận
Như giẫm trên băng mỏng
Cần biết con đường trước mặt nhiều nguy hiểm
Một lần gió thổi qua đèn bị tắt phải đốt lại.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Lợi trinh. Vãng hung. Phất tổn, ích chi." (Hào này có lợi cho người bói hỏi. Đi xa có hung hiểm. Vì vậy không nên giảm bớt binh lực, mà nên tăng thêm binh lực.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về có kẻ ghen ghét, đang tìm cách hại bạn, bạn nên giữ gìn cẩn thận và cố gắng hơn để tránh tai họa. Thời vận của bạn đang rất xấu, hãy tạm ngừng mọi mưu tính lại, chờ vận bĩ qua rồi hãy tính. Đi xa không có lợi.
Quẻ này báo cho ta hay có lũ gian hung dữ hay ghen ghét, bao vây quanh ta để chờ đợi hại ta. Ta chỉ nên giữ gìn cẩn thận để tránh họa, chứ chớ nên vọng tưởng. Nếu ta biết tích đức hành thiện, thì cũng có thể vãng hồi khí số được.
Núi tận, lại đường cùng. Câu này đã kết luận cho rõ ràng về thời vận hiện nay của bạn ra sao rồi, chẳng còn gì bàn nữa, cũng như mấy câu tiếp sau, đều không được câu nào tốt.
Như vậy, tôi khuyên bạn hãy ngừng những mưu tính lại, nếu đã lỡ làm, cũng phải cẩn thận đề phòng cho chu đáo.
Thời vận dỡ, tính toán làm gì nữa, chờ vận bỉ qua mới mong tính.
Bồn chồn hoạt động vô ích. Đánh số thua.

Con số linh ứng: 1, 3, 13, 31, 33.