KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 331 - SƠN TRẠCH TỔN ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Sơn Trạch Tổn trong Kinh Dịch

Sơn Trạch Tổn: Thất dã. Tổn hại. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn.
Khoan nới thì tất có điều sơ ý mà bị thiệt hại, cho nên sau quẻ Giải tới quẻ Tổn. Tổn là thiệt hại mà cũng có nghĩa là giảm đi.

Quẻ Tổn trong giao tiếp lấy khéo kéo làm cái cốt, không xem trọng thực thà. Trong công việc nên biết hy sinh cái lợi trước mắt để giữ bền cái lợi lâu dài. Khả năng chịu tổn cao, nếu bất chính còn dẫn tới chỗ nguy vong.

Hình ảnh quẻ Sơn Trạch Tổn

Thoán từ: Tốn hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng.

Giảm đi: nếu chí thành thì rất tốt, không có lỗi, giữ vững được như vậy thì làm việc gì cũng có lợi. Nên dùng cách nào? (ví dụ) dùng hai cái bình (hay bát) đồ cúng thôi để dâng lên, cũng được.

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Đoài là dưới chân núi có đầm, nếu để lâu ngày chân núi ắt sẽ hỏng.

Quẻ này nguyên là quẻ Thái, bớt ở nội quái Càn hào dương thứ 3 đưa lên thêm vào hào cuối cùng của quẻ Khôn ở trên, nên gọi là Tốn: bớt đi.
Lại có thể hiểu: khoét đất ở dưới (quẻ Đoài) đắp lên trên cao cho thành núi, chằm càng sâu, núi càng cao, càng không vững phải đổ, nên gọi là Tổn (thiệt hại).
Giảm đi, không nhất định là tốt hay xấu. Còn tùy mình có chí thành, không lầm lỡ thì mới tốt. Ví dụ việc cúng tế, cần lòng chí thành trước hết, còn đồ cúng không quan trọng, dù đạm bạc mà tâm thành thì cũng cảm được quỉ thần. Giảm đi như vậy để tiết kiệm, thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: phải biết tùy thời; nếu cương quá thì bớt cương đi nếu nhu quá thì bớt nhu đi, nếu vơi quá thì nên làm cho bớt vơi đi, nếu văn sức quá thì bớt đi mà thêm phần chất phác vào; chất phác quá thì thêm văn sức vào, dân nghèo mà bốc lột của dân thêm vào cho vua quan là xấu; nhưng hạng dân giàu thì bắt họ đóng góp thêm cho quốc gia là tốt; tóm lại phải tùy thời; hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải.
Đại tượng truyện thường đứng về phương diện tu thân, khuyên người quân tử nên giảm lòng giận và lòng dục đi ( quân tử dĩ trừng phẫn, trất dục).

2. Quẻ Sơn Trạch Tổn động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

山窮路轉迷
水急舟難渡
萬事莫強為
出處遭研妒.

Dịch âm:

Sơn cùng lộ chuyển mê
Thuỷ cấp châu nan độ
Vạn sự mạc cưỡng vi
Xuất xử tao nghiên đố.

Dịch nghĩa:

Nơi cùng tận rừng núi
Đường sá mờ mịt
Nước chảy xiết thuyền khó đi
Muôn việc đừng gượng làm
Việc nào lại chẳng có người ganh ghét.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Dĩ sự thuyên văn, vô cữu. Chước tổn chi." (Hãy mau đến tham gia lễ tế tự, sẽ không có tai họa. Tế phẩm nhờ có thể châm chước giảm bớt.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về suốt đời cần khổ mới dành dụm được đôi chút. Thế mới biết việc không trả qua thì không biết khó. Việc mư cầu của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại, khó được như ý. Vì vậy, đừng than trời trách người làm gì. Trong công việc làm ăn, bạn đừng kể gian nan, cứ tiến tới ắt sẽ được toại chí phần nào trong cuộc sống, nhưng đừng quá tham vọng, chớ làm việc gì quá sức mình.
Quẻ này chủ nếm đủ mùi nguy hiểm, trải khắp cảnh tang thương. Suốt đời cần khổ mới dành dụm được đôi chút. Thế mới biết việc không trải không biết khó.
Theo quẻ mách rằng: sự cầu mưu của bạn như đường đi có nhiều gai góc, khó được như ý. Vì vậy, đừng vì đó mà than thở và buông xuôi việc cầu. Ngược lại, trong công việc không kể gian nan, cứ tiến tới ắt sẽ được toại chí phần nào trong đời sống, đừng quá tham vọng làm cái gì quá sức mình, thì mới nên.
Công việc làm khó khăn chớ trách thế thái nhân tình làm gì, cứ cố gắng, có ngày cũng làm nên. Đánh số chưa hạp.

Con số linh ứng: 3, 30, 33.