KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 336 - SƠN TRẠCH TỔN ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Sơn Trạch Tổn trong Kinh Dịch

Sơn Trạch Tổn: Thất dã. Tổn hại. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn.
Khoan nới thì tất có điều sơ ý mà bị thiệt hại, cho nên sau quẻ Giải tới quẻ Tổn. Tổn là thiệt hại mà cũng có nghĩa là giảm đi.

Quẻ Tổn trong giao tiếp lấy khéo kéo làm cái cốt, không xem trọng thực thà. Trong công việc nên biết hy sinh cái lợi trước mắt để giữ bền cái lợi lâu dài. Khả năng chịu tổn cao, nếu bất chính còn dẫn tới chỗ nguy vong.

Hình ảnh quẻ Sơn Trạch Tổn

Thoán từ: Tốn hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng.

Giảm đi: nếu chí thành thì rất tốt, không có lỗi, giữ vững được như vậy thì làm việc gì cũng có lợi. Nên dùng cách nào? (ví dụ) dùng hai cái bình (hay bát) đồ cúng thôi để dâng lên, cũng được.

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Đoài là dưới chân núi có đầm, nếu để lâu ngày chân núi ắt sẽ hỏng.

Quẻ này nguyên là quẻ Thái, bớt ở nội quái Càn hào dương thứ 3 đưa lên thêm vào hào cuối cùng của quẻ Khôn ở trên, nên gọi là Tốn: bớt đi.
Lại có thể hiểu: khoét đất ở dưới (quẻ Đoài) đắp lên trên cao cho thành núi, chằm càng sâu, núi càng cao, càng không vững phải đổ, nên gọi là Tổn (thiệt hại).
Giảm đi, không nhất định là tốt hay xấu. Còn tùy mình có chí thành, không lầm lỡ thì mới tốt. Ví dụ việc cúng tế, cần lòng chí thành trước hết, còn đồ cúng không quan trọng, dù đạm bạc mà tâm thành thì cũng cảm được quỉ thần. Giảm đi như vậy để tiết kiệm, thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: phải biết tùy thời; nếu cương quá thì bớt cương đi nếu nhu quá thì bớt nhu đi, nếu vơi quá thì nên làm cho bớt vơi đi, nếu văn sức quá thì bớt đi mà thêm phần chất phác vào; chất phác quá thì thêm văn sức vào, dân nghèo mà bốc lột của dân thêm vào cho vua quan là xấu; nhưng hạng dân giàu thì bắt họ đóng góp thêm cho quốc gia là tốt; tóm lại phải tùy thời; hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải.
Đại tượng truyện thường đứng về phương diện tu thân, khuyên người quân tử nên giảm lòng giận và lòng dục đi ( quân tử dĩ trừng phẫn, trất dục).

2. Quẻ Sơn Trạch Tổn động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

受君之祿
久降禎祥
盈而不覆
守之乃昌
毋怠毋驕
永保安康.

Dịch âm:

Thụ quân chi lộc
Cửu giáng trinh tường
Doanh nhi bất phúc
Thủ chi nãi xương
Vô đãi vô kiêu
Vĩnh bảo an khang.

Dịch nghĩa:

Được hưởng lộc của vua
Ban cho mình lâu ngày
Đủ đầy không che lấp
Chớ lười đừng kiêu ngạo
Giữ mãi mãi yên lành.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Phất tổn ích chi. Vô cữu." (Có người đem đến con rùa đắt tiền. Đây là điều đang cần. Hào này rất cát tường.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về nên mạo hiểm tiến tới, đi xa có lợi. Lúc đầu tuy sẽ gặp nhiều hiểm nguy trắc trở, nhưng về sau lại được an nhien ngồi hưởng thụ, không còn gì phải lo ngại nữa. Bạn hãy nắm lấy thời cơ, thời vận đã hanh thông.
Quẻ này khuyên ta nên mạo hiểm tiến lên, lúc đầu tuy có nhiều điều kinh hồn táng phách, nhưng về sau được an nhiên ngồi hưởng, không còn lo ngại gì nữa. Lúc đó, càng ngồi nghĩ lại chuyện xưa, càng thấy ngán ngẩm, như không muốn nhớ tới nữa.
Thuyền nan một mảnh vượt ba đào trùng dương, đó là ẩn tả trên bước cầu mưu vấp biết bao gian nan, nhưng nay đã đến bờ, những cảnh gian hiểm đã qua, và đến lúc rủi đi may đến, ngày hân hoan đang chờ bạn đấy.
Vậy hãy nắm lấy thời vận hanh thông trong dịp này, cố gắng hăng lên để gặt hái thành quả công việc cầu mưu.
Qua bao gian nguy nay mới gặt hái được thành tựu tốt đẹp, từ nay khỏi lo. Đánh

Con số linh ứng: 3, 5, 35, 53.