KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 296 - SƠN THỦY MÔNG ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Sơn Thủy Mông trong Kinh Dịch

Sơn Thủy Mông: Muội dã. Bất minh. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm, phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch. Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng bốn mặt.

Mông có nghĩa là tối, là các vật mới sinh, cũng là mờ tối chưa sáng. Khảm gặp Cấn tức là trong hiểm ngoài đỗ, trong nhà đã không yên ổn, mặt ngoài lại đi không được. Hoặc có nghĩa là một mặt bị lực lượng bảo thủ lôi kéo, nhưng mặt kia bị lực lượng cấp tiến thúc đẩy, dẫn tới khó nghĩ, phân vân và mù mờ.

Hình ảnh quẻ Sơn Thủy Mông

Thoán từ: Mông hanh, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cốc, tái tam độc, độc tắc bất cốc, lợi trinh.

Trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi (thành công).

Tượng quẻ: Quẻ Mông trước mặt có núi chặn, sau lưng lại có sông ngăn.

Theo nghĩa của quẻ thì cấn là ngưng, Khảm là hiểm. Ở trong (nội quái) thì hiểm, mà ở ngoài (ngoại quái) thì ngưng, không tiến được, tỏ ra ý mù mờ, cho nên gọi là Mông.
Xét theo hình tượng thì ở trên có núi (Cấn), dưới chân núi có nước sâu (khảm), cũng có nghĩa tối tăm (Mông). Cũng có thể giảng là dưới chân núi có suối nước trong, tức như hạng người còn nhỏ (khi thành sông mới là lớn), hạng "đồng mông", cho nên gọi quẻ này là Mông (mông có nghĩa là non yếu).
Đặc biệt quẻ này chỉ chú trọng vào hào 2 và hào 5. Hào 2 là dương cương, đắc trung làm chủ nội quái, đáng là một vị thầy cương nghị, khải mông (tức mở mang cái tối tăm) cho trẻ. Hào đó ứng với hào 5 âm nhu thuận mà cùng đắc trung, là tượng học trò ngoan. Vậy là thầy trò tương đắc, sự học hành tất có kết quả tốt, cho nên quẻ này có đức hanh thông.
Tư cách của thầy cương, của trò nhu, cho nên thầy không phải cầu trò, mà trò phải cầu thầy. Và khi dạy, trò hỏi một lần thì bảo, nếu hỏi 2, 3 lần thì là nhàm, không bảo. Giữ được đạo chính (hoặc bồi dưỡng chính nghĩa) thì lợi thành công.

2. Quẻ Sơn Thủy Mông động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

乘馬去長安
看花花正發
一日雨來淋
香色盡凋零.

Dịch âm:

Thừa mã khứ trường an
Khán hoa
Hoa chính phát
Nhất nhật vũ lai lâm
Hương sắc tận điêu linh.

Dịch nghĩa:

Cỡi ngựa đến Trường An
Xem hoa
Hoa đang lúc nở
Ngày kia mưa rớt xuống
Hương sắc phải điêu tàn.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bào mông, hạp phụ cát, tử khắc gia." (Người đầu bếp đui mù cưới vợ cho con, con trai thành gia thất.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có chủ về phàm việc gì cũng phải có căn cơ mới được lâu bền. Người được quẻ này nên tu tâm, dưỡng tánh, làm lành, tránh dữ thì thân khỏi khổ. Hiện tình cảnh của bạn không tốt. Cầu tài, cầu danh đều phải chờ lâu.
Quẻ khuyên ta uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây, nghĩa là phải nhớ tới nguồn gốc, chớ có quên cái đạo "Tu sinh" (nhận lấy sự sống). Muốn được vậy ta phải tìm cho kỳ được kim đan mới có thể sống lâu. Kim đan ở đâu? Ở hai chữ "nhiếp dưỡng" (nuôi dưỡng) bản thân. Người nhiếp dưỡng ít phải chịu "thanh tâm quả nhục" mới được.
Ý quẻ nói lá rụng xuống cội cùng với đất cữu trường, nguồn nước trong và chảy mãi ắt thông đến sông biển, người hái được thuốc tiên, ắt trường sanh bất lão. Vậy những việc cầu xin của bạn hãy ráng lo như nước nguồn chảy mãi tới sông lớn. Nên tu tâm, dưỡng tánh, làm lành, tránh dữ hành thiện, thì tức khắc làm ăn lành.
Nên lo việc tu hành. Tạo phúc cùng làm lành, ắt thân ta khỏi khổ, giàu sang, lại vinh danh. Đánh số tốt.

Con số linh ứng: 2, 5, 9, 29, 59, 92, 95.