KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 304 - SƠN PHONG CỔ ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Sơn Phong Cổ trong Kinh Dịch

Sơn Phong Cổ: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
Vui theo thì tất có công việc làm, cho nên sau quẻ Tùy, tới quẻ Cổ. Cổ có hai nghĩa: đổ nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa sang lại, thế là có công việc.

Quẻ Cổ chủ về người dưới đang thời kỳ thịnh buộc người cầm quyền phải nhượng bộ trước nhiều yêu sách (Tốn Âm nhu thắng được Cấn cứng rắn). Quẻ Tùy dương thắng nên âm phải tùy theo, còn quẻ Cổ thì âm lại thắng nên kết cục gây ra hoại loạn.

Hình ảnh quẻ Sơn Phong Cổ

Thoán từ: Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

Đổ nát mà làm lại mới thì rất tốt, vượt qua sông lớn thì lợi. Ba ngày trước ngày giáp (nghĩa là phải tìm nguyên nhân từ trước), ba ngày sau ngày giáp (phải nghĩ đến tương lai nên thể nào).

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Tốn là gió ở dưới núi, khi đụng núi thì quay vấn lại nên loạn. Hai chữ nguyên hanh trong tượng quẻ có ý nghĩa người đại tài, vững vàng có thể dẹp loạn và vượt qua khó khăn.

Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi, quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.
Cũng có thể giảng như sau: tốn ở dưới là thuận, mà Cấn ở trên là ngưng chỉ; người dưới thì thuận mà người trên cứ ngồi im; hoặc người dưới một mực nhu, người trên một mực cương (Tốn thuộc âm, mà hào 1 cùng là âm, còn Cấn thuộc dương, mà hào cuối cùng thuộc dương ), để nén người dưới, như vậy mọi sự sẽ đổ nát, phải làm lại.
Đổ nát mà làm lại thì rất nên, rất tốt; phải xông pha nguy hiểm, nhưng rồi sẽ có lợi.
Tuy nhiên phải suy nghĩ, có kế hoạch trước sau. Ví dụ bắt tay vào việc là ngày giáp, thì phải nghĩ tới ba ngày trước ngày giáp, tức ngày tân [辛], tìm xem vì lẽ gì mà có sự đổ nát, và muốn đổi cũ sang mới (mới cũng là tân, nhưng chữ tân này [新], người Trung Hoa thường có cách mượn một chữ đồng âm để diễn một ý khác) thì phải làm sao. Rồi lại nghĩ đến ba ngày sau, tức ngày đinh [ 丁] , mà đinh ninh (chữ [丁 寧] này) phòng bị cho tương lai.
Làm lại mới mà được như vậy thì rất tốt.
Thoán truyện và Đại tượng truyện không giảng gì khác.

2. Quẻ Sơn Phong Cổ động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

潛龍已受困
尚不見雲興
佇看雲四合
飛去到天庭.

Dịch âm:

Tiềm long dĩ thụ khốn
Thượng bất kiến vân hưng
Trữ khan vân tứ hợp
Phi khứ đáo thiên đình.

Dịch nghĩa:

Rồng ẩn nguy nan dưới vực sâu
Dễ đâu nhìn thấy đám mây cao
Lâu sau mây bốn phương hợp lại
Bay thẳng đến thiên đình.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Dụ phụ chi cổ, vãng kiến lận."(Đố với công việc của cha, nói gì cũng nghe theo, ra đi, có lo lắng.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về sự bất an, không có cách gì làm cho dừng lại được, chỉ có đi nơi khác thì mới yên. Người được quẻ này sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trên con đường lữ hành. Vì những mưu cầu của bạn trong thời gian này khó mà toại nguyện. Mọi việc đều bất lợi, bất thông, phải chờ đợi.
Quẻ này chủ sự bất an nên mất hết yên vui, mà không có cách chi chế chỉ được. Duy chỉ có một nơi là Xuyên Trung (tức Ba Thục) còn được yên ổn như cũ mà thôi. Người xin được quẻ này có bạn thân bị khó khăn trở ngại trên đường lữ hành, do đó âm tín bị cách trở gián đoạn.
Bài quẻ này toàn lấy các con sông của nước Tàu để tả cảnh tình kẻ cầu xin và hiện cảnh của các con sông ấy, ngoại trừ sông Thục, đều cuồn cuộn khơi sóng mịt mùng bốn phương.
Vậy những việc cầu của bạn, trong thời gian này khó mà toại nguyện. Phải chờ đợi một thời gian nữa và khi đạt thành đại lợi thuộc về hướng tây.
Bất lợi bất thông, chờ đợi, gặp nhiều gian nan. Đánh số không hạp.

Con số linh ứng: 3, 30, 33.