KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 301 - SƠN PHONG CỔ ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Sơn Phong Cổ trong Kinh Dịch

Sơn Phong Cổ: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
Vui theo thì tất có công việc làm, cho nên sau quẻ Tùy, tới quẻ Cổ. Cổ có hai nghĩa: đổ nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa sang lại, thế là có công việc.

Quẻ Cổ chủ về người dưới đang thời kỳ thịnh buộc người cầm quyền phải nhượng bộ trước nhiều yêu sách (Tốn Âm nhu thắng được Cấn cứng rắn). Quẻ Tùy dương thắng nên âm phải tùy theo, còn quẻ Cổ thì âm lại thắng nên kết cục gây ra hoại loạn.

Hình ảnh quẻ Sơn Phong Cổ

Thoán từ: Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

Đổ nát mà làm lại mới thì rất tốt, vượt qua sông lớn thì lợi. Ba ngày trước ngày giáp (nghĩa là phải tìm nguyên nhân từ trước), ba ngày sau ngày giáp (phải nghĩ đến tương lai nên thể nào).

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Tốn là gió ở dưới núi, khi đụng núi thì quay vấn lại nên loạn. Hai chữ nguyên hanh trong tượng quẻ có ý nghĩa người đại tài, vững vàng có thể dẹp loạn và vượt qua khó khăn.

Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi, quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.
Cũng có thể giảng như sau: tốn ở dưới là thuận, mà Cấn ở trên là ngưng chỉ; người dưới thì thuận mà người trên cứ ngồi im; hoặc người dưới một mực nhu, người trên một mực cương (Tốn thuộc âm, mà hào 1 cùng là âm, còn Cấn thuộc dương, mà hào cuối cùng thuộc dương ), để nén người dưới, như vậy mọi sự sẽ đổ nát, phải làm lại.
Đổ nát mà làm lại thì rất nên, rất tốt; phải xông pha nguy hiểm, nhưng rồi sẽ có lợi.
Tuy nhiên phải suy nghĩ, có kế hoạch trước sau. Ví dụ bắt tay vào việc là ngày giáp, thì phải nghĩ tới ba ngày trước ngày giáp, tức ngày tân [辛], tìm xem vì lẽ gì mà có sự đổ nát, và muốn đổi cũ sang mới (mới cũng là tân, nhưng chữ tân này [新], người Trung Hoa thường có cách mượn một chữ đồng âm để diễn một ý khác) thì phải làm sao. Rồi lại nghĩ đến ba ngày sau, tức ngày đinh [ 丁] , mà đinh ninh (chữ [丁 寧] này) phòng bị cho tương lai.
Làm lại mới mà được như vậy thì rất tốt.
Thoán truyện và Đại tượng truyện không giảng gì khác.

2. Quẻ Sơn Phong Cổ động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

閒來夫子處
偶然遇一人
童顏鶴髮
笑裡生春.

Dịch âm:

Nhàn lai Phu Tử xứ
Ngẫu nhiên ngộ nhất nhân
Đồng nhan hạc phát
Tiếu lí sinh xuân.

Dịch nghĩa:

Khi nhàn đến nơi Phu Tử (ý nói: đến nhà thầy)
May mắn gặp một người
Tóc già mà mặt trẻ
Nụ cười sinh ra Xuân.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu, lệ chung cát." (Cáng đáng việc của cha, có con giỏi, già nhưng không tai vạ, có nguy hiểm nhưng rốt cuộc tốt lành.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về rong ruổi xa gần, tài lợi đến là đương nhiên. Người được quẻ này ắt là một người tài đức, giàu sang. Mọi việc đều hanh thông.
Quẻ này chủ rong ruổi xa gần, lợi đến đương nhiên. Người xin được quẻ này ắt hẳn có hàng trăm việc sắp sẵn trong lòng và hoạt động tất có danh và có lợi.
Cung hỷ, bạn xin được quẻ này, chẳng những toại nguyện và còn là một kẻ tài đức, giàu sang nữa là khác, bởi theo hai câu sau của quẻ thơ "Cưỡi ngựa cao to" và "Thiên đình vào ngay"đều có ẩn ý tài sắc và giàu sang, đúng như có câu nói: "Thặng Long Khoái Tế"
Cuộc đời được lên hương, duyên phần đẹp mùa thương. Sự sự hanh thông. Đánh số tốt. Biểu tượng: ngựa.

Con số linh ứng: 3, 30.