KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 305 - SƠN PHONG CỔ ĐỘNG HÀO NGŨ

1. Quẻ Sơn Phong Cổ trong Kinh Dịch

Sơn Phong Cổ: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
Vui theo thì tất có công việc làm, cho nên sau quẻ Tùy, tới quẻ Cổ. Cổ có hai nghĩa: đổ nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa sang lại, thế là có công việc.

Quẻ Cổ chủ về người dưới đang thời kỳ thịnh buộc người cầm quyền phải nhượng bộ trước nhiều yêu sách (Tốn Âm nhu thắng được Cấn cứng rắn). Quẻ Tùy dương thắng nên âm phải tùy theo, còn quẻ Cổ thì âm lại thắng nên kết cục gây ra hoại loạn.

Hình ảnh quẻ Sơn Phong Cổ

Thoán từ: Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

Đổ nát mà làm lại mới thì rất tốt, vượt qua sông lớn thì lợi. Ba ngày trước ngày giáp (nghĩa là phải tìm nguyên nhân từ trước), ba ngày sau ngày giáp (phải nghĩ đến tương lai nên thể nào).

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Tốn là gió ở dưới núi, khi đụng núi thì quay vấn lại nên loạn. Hai chữ nguyên hanh trong tượng quẻ có ý nghĩa người đại tài, vững vàng có thể dẹp loạn và vượt qua khó khăn.

Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi, quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.
Cũng có thể giảng như sau: tốn ở dưới là thuận, mà Cấn ở trên là ngưng chỉ; người dưới thì thuận mà người trên cứ ngồi im; hoặc người dưới một mực nhu, người trên một mực cương (Tốn thuộc âm, mà hào 1 cùng là âm, còn Cấn thuộc dương, mà hào cuối cùng thuộc dương ), để nén người dưới, như vậy mọi sự sẽ đổ nát, phải làm lại.
Đổ nát mà làm lại thì rất nên, rất tốt; phải xông pha nguy hiểm, nhưng rồi sẽ có lợi.
Tuy nhiên phải suy nghĩ, có kế hoạch trước sau. Ví dụ bắt tay vào việc là ngày giáp, thì phải nghĩ tới ba ngày trước ngày giáp, tức ngày tân [辛], tìm xem vì lẽ gì mà có sự đổ nát, và muốn đổi cũ sang mới (mới cũng là tân, nhưng chữ tân này [新], người Trung Hoa thường có cách mượn một chữ đồng âm để diễn một ý khác) thì phải làm sao. Rồi lại nghĩ đến ba ngày sau, tức ngày đinh [ 丁] , mà đinh ninh (chữ [丁 寧] này) phòng bị cho tương lai.
Làm lại mới mà được như vậy thì rất tốt.
Thoán truyện và Đại tượng truyện không giảng gì khác.

2. Quẻ Sơn Phong Cổ động hào ngũ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

此處滋味濃
濃豔不耐久
何如談笑生風
倒好東奔西走.

Dịch âm:

Thử xứ tư vị nùng
Nùng diễm bất nại cửu
Hà như đàm tiếu sinh phong
Đảo hảo đông bôn tây tẩu.

Dịch nghĩa:

Xứ này có mùi vị nồng
Cái đẹp sắc sảo thì không bền
Sao bằng cười nói sinh gió (có ảnh hưởng mạnh)
Khỏi cần phải chạy Đông chạy Tây.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Cán phụ chi cổ, dụng dự." (Cáng đáng việc của cha, được khen ngợi.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về người sau tiếp nối người đi trước, công danh chậm chạp, thời vận hiện chòn chưa đến. Người được quẻ này chớ nên vội vã, và hiện nay vận trình của bạn chưa được hanh thông. Cần phải chờ đợi một thời gian nữa thì mới có lợi. Cần ẩn nhẫn chờ thời.
Quẻ này chủ công danh chậm chạp, thời vận chưa đạt. Tuy chí khí mưu đồ tích cực đấy nhưng hội gió mây vẫn chưa gặp. Trừ phi chăm chỉ chuyên cần, đem hết sức mình mà học tập, nghiên cứu thì may ra mới phát tích tụ mình được. Người xin được quẻ này chớ nên vội vã.
Ý quẻ nói hiện nay vận trình của bạn chưa được thông như con rồng hiện đang bị kẹt thế cùng và mây gió lại không có, nên khó thành công. Cần phải chờ đợi một thời gian nữa, thì mới có thể có tiện lợi hơn.
Vậy những việc cầu mưu của bạn hãy nên bền chí chờ đợi một dịp khác là tốt hơn, vì trong lúc này vận thời chưa được hanh thông lắm.
Rồng mắc cạn không mây, thì làm sao bay? Chờ mây tụ, thì bay thẳng lên trời. Đang bỉ, cần chờ ẩn nhẫn. Biểu tượng: Rồng. Đánh số hạp chút ít.

Con số linh ứng: 3, 4, 30, 34, 40, 43.