KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 322 - SƠN LÔI DI ĐỘNG HÀO TỨ
1. Quẻ Sơn Lôi Di trong Kinh Dịch
Sơn Lôi Di: Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi.
Súc là chứa, có chứa nhóm vật lại rồi mới nuôi được, cho nên sau quẻ Đại súc là quẻ Di. Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.
Quẻ Di thể hiện sức mạnh thực sự nhưng di dưỡng có phần hơi kém, cần phải bồi bổ. Quẻ này tuy khỏe nhưng cái khỏe đó cần nuôi dưỡng liên tục không để bị kiệt lực sẽ khó tốt trở lại.
Hình ảnh quẻ Sơn Lôi Di
Thoán từ: Di Trinh cát. Quan Di. Tự cầu khẩu thật.
Nuôi: hễ đúng chính đạo thì tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình.
Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Chấn là sấm ở dưới núi có nghĩa khí dương nứt mầm mọc chồi.
Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu.
Thoán truyện suy rộng ra: Trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó.
Đại tượng truyện đưa thêm một ý nữa: theo cái tượng của quẻ, thì dưới núi có tiếng sấm, dương khí bắt đầu phát mà vạn vật trong núi được phát triển như vậy là trời đất nuôi vật. Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, "họa tòng khẩu xuât, bệnh tòng khẩu nhập" Phải giữ gìn nhất cái miệng.
2. Quẻ Sơn Lôi Di động hào tứ theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
一個知音
卻在天邊等
切勿因循
靜夜當思省.
Dịch âm:
Nhất cá tri âm
Khước tại thiên biên đẳng
Thiết vật nhân tuần
Tĩnh dạ đương tư tỉnh.
Dịch nghĩa:
Một kẻ tri âm
Đã từ giã ở tận chân trời
Chớ để tái phạm
Đêm vắng đang mong nhớ ai.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Điên di. Cát. Hổ thị đam đam, kỳ dục trục trục" (Được nuôi dưỡng. Hào này cát tường. Không có tai họa. Giống như con hổ nhìn mồi chăm chăm, mau lẽ thì thỏa mãn được ham muốn.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng hung hiểm, nhưng rốt cuộc thì tốt lành. Người được quẻ này chẳng có gì phải lo sợ, lòng cứ giữ bình thản an nhiên, chẳng bao lâu mọi việc sẽ đâu vào đấy. Những mưu cầu của bạn ắt khó tránh gặp điều cay đắng, nên cố gắng vượt qua.
Quẻ này có cái tượng của một người vô tư, trong trắng đàng hoàng bỗng gặp vu khống hủy báng rồi do đó chuốc lấy oán thù. Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật lâu ngày dần dần sẽ lòi ra. Lúc đó thì bô bai, nỗi oán thù tất phải hết. Người xin được quẻ này chẳng có gì phải lo sợ cứ giữ lòng bình thản an nhiên, chẳng bao lâu mọi việc rồi sẽ được rõ ràng minh bạch cả.
Việc cầu xin của bạn lẽ ra vận trình may mắn, nhưng không ngờ lại có sự trục trặc nên đành hóa thành không, thơ tả rằng: "Tất cả sự ồn ào đều lặng im và trăng đêm đang chiếu mà bỗng bị mây che làm trăng mời."
Vậy việc cầu xin của bạn ắt khó tránh được nhiều cay đắng, nên cố gắng và cố gắng thì mới có thể hy vọng thôi.
Đang may hóa rủi, bạn nên ẩn nhẫn chờ thời đến. Hoặc cần cố gắng hành động thì may ra mới nên. Đánh số dở.
Con số linh ứng: 1, 2, 3, 12, 21, 23, 32.