KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 320 - SƠN LÔI DI ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Sơn Lôi Di trong Kinh Dịch

Sơn Lôi Di: Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi.
Súc là chứa, có chứa nhóm vật lại rồi mới nuôi được, cho nên sau quẻ Đại súc là quẻ Di. Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.

Quẻ Di thể hiện sức mạnh thực sự nhưng di dưỡng có phần hơi kém, cần phải bồi bổ. Quẻ này tuy khỏe nhưng cái khỏe đó cần nuôi dưỡng liên tục không để bị kiệt lực sẽ khó tốt trở lại.

Hình ảnh quẻ Sơn Lôi Di

Thoán từ: Di Trinh cát. Quan Di. Tự cầu khẩu thật.

Nuôi: hễ đúng chính đạo thì tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình.

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Chấn là sấm ở dưới núi có nghĩa khí dương nứt mầm mọc chồi.

Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu.
Thoán truyện suy rộng ra: Trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó.
Đại tượng truyện đưa thêm một ý nữa: theo cái tượng của quẻ, thì dưới núi có tiếng sấm, dương khí bắt đầu phát mà vạn vật trong núi được phát triển như vậy là trời đất nuôi vật. Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, "họa tòng khẩu xuât, bệnh tòng khẩu nhập" Phải giữ gìn nhất cái miệng.

2. Quẻ Sơn Lôi Di động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

風起西南
紅日當天
奇門妙訣
一掌能著.

Dịch âm:

Phong khởi Tây nam
Hồng nhật đương thiên
Kỳ môn diệu quyết
Nhất chưởng năng trước.

Dịch nghĩa:

Gió khởi hướng Tây nam
Mặt trời hồng ở trên trời
Có được "diệu quyết" của pháp "Kỳ Môn" rồi
Một chưởng là có thể nắm lấy.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Điên di, phất kinh vu khâu dị, chinh hung." (Ăn cho xong, bị đánh ở cạnh gò núi, đi chinh chiến có hung hiểm.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này cho biết lợi lộc vẫn còn đôi chút, chớ có chán nản, lười biếng mà không có chỗ đứng trên đời. Những mưu cầu của bạn cần phải cố gắng nhiều thì mới đạt thành.
Quẻ này cho biết lợi lộc vẫn còn được đôi chút, chớ có lơi tay, chán nản, biếng lười. Vua Đại Vũ tiếc một tấc bóng, thì chúng ta tiếc một phân bóng. Người xin được quẻ này rất nên hăng hái cố gắng làm việc mới được.
Quẻ nói: cả ngày 12 tiếng chuông đồng hồ đánh lên mãi, gió thanh làm dây mới, nơi ba đào quăng lưới lại bắt được những vật quý, có nghĩa là: thời đã đến, nên thức dậy sớm và cố gắng tiến tới làm những mưu định đi, đừng chần chờ, nản chí, mà phải thử lửa như lúc ba đào quăng lưới vậy, ắt sẽ thu lượm kết quả theo ý muốn.
Vậy những việc cầu xin của bạn, cần phải cố gắng, không từ gian khổ thì ắt thành đạt, làm ngược lại chỉ thành hư không mà thôi. Còn riêng việc cầu "tiểu đăng khoa" chắc là "mỹ mãn lương duyên" rồi.
Thời vận gần hanh thông, hãy thử thách đi, ắt sự có thể thành.
Đánh số hạp chút ít.

Con số linh ứng: 1, 3, 9, 13, 19, 31, 91.