KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 316 - SƠN ĐỊA BÁC ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Sơn Địa Bác trong Kinh Dịch

Sơn Địa Bác: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.
Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.

Quẻ Bác cố nhiên là điềm xấu, bị tiểu nhân hãm hại, chấp nhận cay đắng. Tuy đó phải cố gắng sửa chữa kịp thời, để không rơi vào tình thế xấu thì có thay đổi cũng không kịp nữa. Nếu là người lãnh đạo biết lo cho kẻ dưới được an vui thì về sau sẽ được an trạch.

Hình ảnh quẻ Sơn Địa Bác

Thoán từ: Bác bất lợi hữu du vãng

Tiêu mòn: Hễ tiến tới (hành động) thì không lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Khôn có năm hào âm, một hào dương trên cùng cũng chả thế tồn tại được bao lâu, sớm muộn cũng bị tiêu bác.

Theo tượng quẻ, năm hào âm chiếm chỗ của dương, âm tới lúc cực thịnh, dương chỉ còn có một hào, sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ thịnh, dương, chỉ còn một hào sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ Bác. Ở thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử (hào dương ở trên cùng) chỉ nên chờ thời, không nên hành động. Chờ thời vì theo luật tự nhiên, âm thịnh cực rồi sẽ suy, mà dương suy cực rồi sẽ thịnh . (Lão Tử khuyên: "đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng)" nghĩa là phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dũng của mình để được yên thân đợi chờ cơ hội).
Thoán truyện: giảng thêm: nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng; mà đạo trời là hết hao mòn (tiêu) thì sẽ phát sinh (tức) – nói về các chào dương; mà hết đầy (doanh) thì sẽ trống không (hư) – nói về các hào âm trong quẻ này.
Đại tượng truyện: chỉ xét tượng của quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững. Ý đó thêm vào, không có trong thoán từ.

2. Quẻ Sơn Địa Bác động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

吉吉吉
尋常一樣窗前月
凶凶凶
有了梅花便不同
含笑向東風
人情不比舊時濃.

Dịch âm:

Cát cát cát
Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt
Hung hung hung
Hữu liễu mai hoa tiện bất đồng
Hàm tiếu hướng đông phong
Nhân tình bất tỉ cựu thời nồng.

Dịch nghĩa:

Tốt tốt tốt
Một dạng tầm thường
Trăng trước cửa sổ
Xấu xấu xấu
Có những hoa mai không giống nhau
Hướng về gió đông mà nở ra (như nụ cười)
Nhân tình ngày nay không còn nồng hậu như xưa nữa.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bác sàng dĩ phu. Hung." (Lửa ở đầu giường. Hào này hung hiểm.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng từ thấp mà lên cao, từ nhỏ mà thành lớn, biến hóa vô cùng bất trắc. Nhưng mưu cầu của bạn khó mà đạt thành trong lúc này, phàm việc gì cũng phải cẩn thận lo liệu. Vì sự cố nguy hiểm luôn đến thình lình.
Quẻ này có cái tượng từ thấp mà lên cao, biến hóa bất trắc. Bởi vì sự kiện xảy ra tự nhiên, con người không thể nào chống cự được. Đây là quẻ đại cát.
Vậy những sự cầu xin của bạn khó mà thành trong lúc này, nếu có kết quả thì kết quả đó chẳng đi đến đâu, nên phàm việc gì phải cẩn thận lo liệu mới được.
Biến đổi, nguy hiểm đến thình lình, đang may gặp rủi, tiếc thay, thận trọng, chờ thời và ẩn nhẫn. Đánh số rủi. Biểu tượng: chim.

Con số linh ứng: 1, 5, 13, 15, 31, 51.