KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 314 - SƠN ĐỊA BÁC ĐỘNG HÀO NHỊ
1. Quẻ Sơn Địa Bác trong Kinh Dịch
Sơn Địa Bác: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.
Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.
Quẻ Bác cố nhiên là điềm xấu, bị tiểu nhân hãm hại, chấp nhận cay đắng. Tuy đó phải cố gắng sửa chữa kịp thời, để không rơi vào tình thế xấu thì có thay đổi cũng không kịp nữa. Nếu là người lãnh đạo biết lo cho kẻ dưới được an vui thì về sau sẽ được an trạch.
Hình ảnh quẻ Sơn Địa Bác
Thoán từ: Bác bất lợi hữu du vãng
Tiêu mòn: Hễ tiến tới (hành động) thì không lợi.
Tượng quẻ: Ngoại quái Cấn, nội quái Khôn có năm hào âm, một hào dương trên cùng cũng chả thế tồn tại được bao lâu, sớm muộn cũng bị tiêu bác.
Theo tượng quẻ, năm hào âm chiếm chỗ của dương, âm tới lúc cực thịnh, dương chỉ còn có một hào, sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ thịnh, dương, chỉ còn một hào sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ Bác. Ở thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử (hào dương ở trên cùng) chỉ nên chờ thời, không nên hành động. Chờ thời vì theo luật tự nhiên, âm thịnh cực rồi sẽ suy, mà dương suy cực rồi sẽ thịnh . (Lão Tử khuyên: "đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng)" nghĩa là phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dũng của mình để được yên thân đợi chờ cơ hội).
Thoán truyện: giảng thêm: nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng; mà đạo trời là hết hao mòn (tiêu) thì sẽ phát sinh (tức) – nói về các chào dương; mà hết đầy (doanh) thì sẽ trống không (hư) – nói về các hào âm trong quẻ này.
Đại tượng truyện: chỉ xét tượng của quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững. Ý đó thêm vào, không có trong thoán từ.
2. Quẻ Sơn Địa Bác động hào nhị theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
腰下佩青萍
步入金鑾殿
覆護三山
千錘百鏈.
Dịch âm:
Yêu hạ bội thanh bình
Bộ nhập kim loan điện
Phúc hộ tam sơn
Thiên truỳ bách liên.
Dịch nghĩa:
Lưng đeo đai "bèo xanh"
Bước vào điện Kim Loan
Che chở cho ba núi
Ngàn cây chùy
Trăm dây xích.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Bác dĩ sàng biện, miệt. Trinh hung." (Sửa sang cái giường hư hỏng, vẫn không dùng được. Hào này hung hiểm.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về làm biếng thì nghèo, siêng năng thì giàu có. Xưa nay chưa có kẻ nào làm biếng mà có thể trở nên giàu sang. Người được quẻ này muốn giàu có, tước hết phải siêng năng cần kiệm. Hiện thời vận của bạn đã đến lúc hanh thông, mọi mưu cầu đều sẽ toại nguyện.
Quẻ này cảnh cáo làm biếng thì nghèo, siêng năng thì giàu. Xưa nay chưa có kẻ nào làm biếng mà có thể giàu, trái lại chưa có người nào siêng năng mà nghèo mạt suốt đời. Người xin được quẻ này muốn cầu mong giàu có, ắt trước hết phải siêng năng cần kiệm.
Quẻ thơ nói rằng: vận thời đến lúc hanh thông mưu cầu toại nguyện chẳng gặp chi cản trở nữa. Như con trâu cày nay đã nằm trên bờ ruộng chẳng lo gì tới việc cày cấy nữa, mà chỉ nằm nhìn xem người ta gặt hái về an hưởng mà thôi.
Như vậy việc cầu xin của bạn ắt thành công, nay mai nên bạn hãy cố gắng tiến tới đi.
Tốt đẹp, thời vận đến, chẳng lo gì khó nhọc vì đã có công gieo hạt, bây giờ chỉ còn hái quả thôi. Đánh số tốt.
Con số linh ứng: 1, 3, 13, 31, 33.