KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 210 - PHONG TRẠCH TRUNG PHU ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Phong Trạch Trung Phu trong Kinh Dịch

Phong Trạch Trung Phu: Tín dã. Trung thật. Tín thật, không ngờ vực, có uy tín cho người tin tưởng, tín ngưỡng, ở trong. Nhu tại nội nhi đắc trung chi tượng: tượng âm ở bên trong mà được giữa.
Đã định tiết chế thì người trên phải giữ đức tín để người dưới tin theo, cho nên sau quẻ Tiết tới quẻ Trung phu. Trung phu là có đức tin (phu) ở trong (trung) lòng.

Quẻ Trung Phu là gió rung động với nước, là rung cảm mọi nhịp điệu là một niềm tin sâu xa. Quẻ này có sự tín cẩn, ứng với trường hợp giao kết của đôi bên. Nếu xuất phát từ lòng thành thật mới đem lại kết quả tốt nhất, còn ngược lại sẽ không ra gì.

Hình ảnh quẻ Phong Trạch Trung Phu

Thoán từ: Trung phu, đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.

Trong lòng có đức tin tới cảm được heo và cá, tốt như vậy thì lội qua sông lớn được, giữ đạo chính thì lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Tốn, nội quá Đoài. Tốn là khiêm tốn, Đoài là vui vẻ. Hai hào âm ở giữa thể hiện lòng trống rỗng không bị tư tà. Hào dương đắc trung thể hiện dương cương, lòng trung chính.

Quẻ này ở giữa có hai hào âm (hai nét đứt), như trong lòng trống rỗng (hư tâm) không có tư dục, tư ý; còn 4 hào dương là nét liền, đặc, thực (trái với hư), mà hào 2 và hào 5 lại đắc trung (ở giữa nội và ngoại quái), vậy là có đức trung thực. Do đó mà đặt tên quẻ là Trung phu.
Theo nghĩa thì trên là Tốn, thuận với người dưới; dưới là Đoài, phục tòng người trên; như vậy là cảm hoá được dân.
Lòng chí thành cảm được những vật ngu, không biết gì như heo và cá. Lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không (hư chu), không chở gì cả, thật là an toàn. Phải giữ chính đạo mới tốt.
Đại Tượng truyện giảng: gió ở trên, chằm ở dưới, là gió (làm ) động được nước như lòng thành thực cảm động được người. Nên tuy lòng trung thành mà xử việc thiên hạ; như xử tội thì sét đi xét lại, tìm cách cứu tội nhân, tha cho tội chết.

2. Quẻ Phong Trạch Trung Phu động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

萬里好江山
風沙盡日間
已吞鉤上餌
何必遇波瀾.

Dịch âm:

Vạn lý hảo giang sơn
Phong sa tận nhật gian
Dĩ thôn câu thượng nhĩ
Hà tất ngộ ba lan.

Dịch nghĩa:

Muôn dặm sông núi tốt
Cả ngày bị gió cát
Đã ăn mồi lưỡi câu
Cớ sao gặp sóng gió.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Hàn âm đăng vu thiên. Trinh hung." (Gà trống vỗ cánh gáy vang tới trời, Hào này hung hiểm.
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng hung hiểm, nhưng sẽ qua đi. Những mưu cầu của bạn đáng ra chẳng có gì trở ngại nhưng không may lại vấp phải chuyện lôi thôi, nhưng không đến nỗi thất bại, cần cố gắng. Cầu danh, cầu lợi đều đạt.
Quẻ này khuyên ta: Đã vào được gia cảnh, ắt không để xảy ra vấp váp thất bại. Tuy nhiên, lúc nào cũng phải nhớ trong thì cốt giữ thiện tâm, ngoài thì cố làm thiện sự, có thế mới được lâu bền. Lúc thất ý, nếu bói được quẻ này thực rất ứng nghiệm.
Ý quẻ cho là việc cầu xin của bạn đáng ra chẳng có gì trở ngại nhưng không may lại vấp phải chuyện lôi thôi làm cho việc không được thuận lợi như trong quẻ dạy, là núi non thanh bình, trời sáng rạng không cát bụi và giống như cá nuốt lưỡi câu vậy, nhưng thình lình lại gặp sóng gió.
Như vậy bạn muốn thành đạt thì tôi khuyên bạn hãy nên dễ dãi phần nào phàm khi nói đến việc gì hãy đối xử với nhau, phải biết người biết ta mới mong thành.
Tốt, việc thành, nhưng đề phòng giờ chót. Không đến nổi thất bại, cần cố công. Cầu danh, cầu lợi đạt. Nhưng phải cố gắng hết sức mới nên. Đánh số được. Biểu tượng: Cá.

Con số linh ứng: 1, 2, 10, 12, 20, 21.