KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 234 - PHONG ĐỊA QUÁN ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Phong Địa Quán trong Kinh Dịch

Phong Địa Quán: Quan dã. Quan sát. Xem xét, trông coi, cảnh tượng xem thấy, thanh tra, lướt qua, sơ qua, sơn phết, quét nhà. Vân bình tụ tán chi tượng: tượng bèo mây tan hợp.
Lâm là lớn, vật gì đến lúc lớn thì mới đáng biểu thị cho người ta thấy, cho nên sau quẻ Lâm tới quẻ Quán cũng đọc là Quan. Quán là biểu thị cho người ta thấy, Quan là xem xét

Quẻ Quán cả thượng quái và hạ quái chứa hào âm nên chứa đựng khuynh hương xung đột nhiều hơn ứng hợp. Do đó, ác ý nhiều hơn thiện ý. Bốn hào Âm ở dưới thể hiện ý nghĩa người lãnh đạo dễ vào tình trạng nhu nhược, lúc này sẽ bị người dưới phê bình, dòm ngó.

Hình ảnh quẻ Phong Địa Quán

Thoán từ: Quan, quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược

Biểu thị (làm mẫu mực cho người ta thấy) cũng như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay (quán ) cho tinh khiết, bấy nhiêu cũng đủ rồi, không cần phải bày mâm cỗ dâng lên (tiến); mình chí thành (phu) như vậy thì người khác cũng chí thành tín ngưỡng (ngung) mình.

Tượng quẻ: Ngoại quá Tốn, nội quái Khôn là gió lướt trên mặt đất. Hạ quái âm chỉ người dưới phục tùng, thượng quái nếu biết lấy chí thành có thể cảm hóa được người cấp dưới.

Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới là gió thổi trên đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét (quan) khắp mọi loài.
Lại thêm: hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới, là dương biểu thị (quán) cho âm; âm trông (quan) vào dương mà theo.
Đó là giải nghĩa tên quẻ.
Thoán từ và Thoán truyện đưa một thí dụ cho ta dễ hiểu.
Muốn biểu thị (quán) là mẫu mực cho người khác thấy thì nên có lòng chí thành như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay cho tinh khiết, đó là điều quan trọng nhất, còn việc dâng cỗ, thuộc về vật chất, có nhiều cũng được, có ít cũng được, ví dụ như không có, chỉ dùng hương, hoa cũng tốt.
Hào 5 ở trong quẻ ở ngôi chí tôn, có đức dương cương, trung chính, chính là người cho thiên hạ trông vào mà cảm hóa theo.
Người đó nên coi đạo trời lẳng lặng vậy mà bốn mùa vận hành không sai, mà lấy lòng chí thành làm gương cho dân, dạy dân, dân sẽ không ai không phục.

2. Quẻ Phong Địa Quán động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

月掩雲間
昏迷道路
雲散月明
漸宜進步.

Dịch âm:

Nguyệt yểm vân gian
Hôn mê đạo lộ
Vân tán nguyệt minh
Tiệm nghi tiến bộ.

Dịch nghĩa:

Trăng bị mây che
Tối tăm đường
Mây tan trăng hiện
Lần lần tiến bộ.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Quan kỳ sinh, quân tử vô cữu." (Xem xét hành vi phải trá của người khác, quân tử không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng hiện đang bị khốn quẫn, trở ngại. Do đó, cần đợi hoàn cảnh dần dần trở lại sáng sủa, lúc đó thấy tiến được hãy bước tới. Người được quẻ này nên im hơi lặng tiếng đợi thời cơ, chớ nên lỗ mãng tiến vội mà hỏng việc. Làm gì nên chờ ngày rằm, việc có thể thành công.
Quẻ này tượng: Hiện đang bị khốn quẫn ách trở, nữa bước cũng khó đi. Do đó, ta cần đợi khi tai tinh lui hết, hoàn cảnh dần dần trở lại sáng sủa, lúc đó thấy tiến được bước hãy bước có thể mới đở lo ngại trăn trở. Người xin được quẻ này chỉ nên im hơi lặng tiếng đợi thời, chứ chớ nên lỗ mãng hung hăng cần tiến vội sấn mà hỏng việc.
Theo quẻ nói: Hiện trăng đang bị mây che khuất, trời đất ảm đạm, đường sá lờ mờ khó đi, như vậy sự cầu xin của bạn lúc này khó mà thành đạt sở nguyện. Nhưng hai câu thơ trong quẻ lại khuyên ta nên hãy chờ đợi rồi lần lần sẽ có tiến bộ.
Đang bế tắc, chớ cưỡng cầu. Ẫn nhẫn chờ thời là tốt. Nên chờ ngày rằm đến, việc có thể thành công. Đánh số hạp chút ít.

Con số linh ứng: 2, 3, 4, 23, 34, 42, 43.