KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 160 - LÔI SƠN TIỂU QUÁ ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá trong Kinh Dịch

Lôi Sơn Tiểu Quá: Quá dã. Bất túc. Thiểu lý, thiểu não, hèn mọn, nhỏ nhặt, bẩn thỉu, thiếu cường lực. Thượng hạ truân chuyên chi tượng: trên dưới gian nan, vất vả, buồn thảm.
Tin (Trung phu) mà làm ngay, không xét đều tin đó phải hay không , thì có thể mắc lầm lỗi, cho nên sau quẻ Trung phu tới quẻ Tiểu quá. Quá có hai nghĩa: lỗi; ra ngoài cái mức vừa phải thoán từ dưới đây dùng nghĩa sau.

Quẻ Tiểu Quá ứng với thời kỳ có thể quá đi một chút thì lại được hanh. Tốt nhất giữ đạo trung dung sao cho được bền bỉ. Cương nhu nên dung hòa từng tình thế. Nên làm việc nhỏ, không nên làm việc lớn. Nếu làm việc nhỏ mọi việc an ổn, hạn chế lỗi lầm.

Hình ảnh quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá

Thoán từ: Tiểu quá hanh, lợi trinh.

Cái nhỏ nhiều: Hanh thông hợp đạo chính thì lợi. Có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay mà để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp. Người quân tử biết được như vậy thì tốt.

Tượng quẻ: Ngoại quái Chấn, nội quái Cấn có nghĩa là sấm bị nghẹt ở trong vùng của núi không thể lan rộng ra được.

Quẻ này trái với quẻ Đại quá số 28. đại quá có 4 hào dương ở giữa, 2 hào âm ở dưới cùng và trên cùng, như vậy dương nhiều hơn âm, mà dương có nghĩa là lớn, âm là nhỏ, cho nên Đại quá có nghĩa là cái lớn (dương) nhiều hơn. Tiểu quá có 2 hào dương ở giữa, 4 hào âm ở trên và dưới, như vậy là âm – tức cái nhỏ - nhiều hơn dương tức cái lớn; cho nên đặt tên là Tiểu quá. Tiểu quá là cái nhỏ nhiều hơn; nhưng cũng có nghĩa là quá chút ít.
Bình thường thì vừa phải là hay. Nhưng cũng có khi quá một chút lại hay, chẳng hạn trong nhà, chồng tiêu pha nhiều quá, vợ chắt bóp một chút để được trung bình; hoặc khi thiên về bên tả quá, muốn lấy lại mức trung thì lại nên thiên về bên hữu một chút. Nhưng việc gì cũng phải hợp lẽ, hợp thời, hợp đạo chính thì mới được. Đó là ý nghĩa câu đầu.
Câu thứ hai" "Chỉ nên "quá" trong việc nhỏ, không nên "quá trong việc lớn; vì việc nhỏ, lỡ có quá một chút, hậu quả không tai hại, còn việc lớn mà lỡ quá một chút, một li có thể đi một dặm hậu quả rât nặng nề, như việc nước, lỗi lầm một chút có thể gây chiến tranh hoặc sự suy sụp về kinh tế. . . .
Thoán truyện giảng: Các hào dương (lớn) đều không đắc trung, là quân tử nhất thời, không làm việc lớn được.
Câu thứ ba tối nghĩa, không hiểu sao lại dùng tượng con chim bay ở đây. Mỗi nhà giải thích một khác: Chu Hi bảo "trong thực, ngoài hư như con chim bay", có lẽ vì cho hai hào âm ở dưới như hai chân chim, hai hào âm ở trên như hai cánh chim xòe ra? Còn về ý nghĩa thì có người giảng: người quân tử ở thời Tiểu quá nên khiêm tốn, không nên có tiếng tăm lớn, chỉ nên như tiếng chim kêu khi bay, thoáng qua mà thôi; mà cũng không nên ở ngôi cao, như con chim không nên bay lên cao. Hai chữ "đại cát", các sách đều dịch là rất tốt; Phan Bội Châu dịch là tốt cho người quân tử, nếu đừng có tiếng tăm, đừng ở ngôi cao "Đại" đó trỏ người quân tử.
Đại Tượng truyện giản: Chấn ở trên Cấn là tiếng sấm ở trên núi, bị nghẹt vì núi mà thu hẹp lại, nên gọi là Tiểu quá. Người quân tử ở thời này chỉ nên làm quá trong việc nhỏ, như có thể quá cung kính, quá thương cảm trong việc ma chay, quá tiết kiệm.

2. Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

人倚樓
許多愁
澹然進步
事始無憂.

Dịch âm:

Nhân ỷ lâu
Hứa đa sầu
Đạm nhiên tiến bộ
Sự thuỷ vô ưu.

Dịch nghĩa:

Người dựa lầu
Đang đau sầu
Bỗng nhiên thay đổi
Hết lo âu.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Vô cữu. Phất ngộ chi; vãng lệ tất quá. Vật dụng vĩnh trinh." (Hào này không có tai họa. Không nên chỉ trích mà nên tôn trọng, ra ngoài ắt có nguy hiểm, nên cẩn thận cảnh giác. Lần bói hỏi này không dùng cho thời gian dài.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng hung hiểm, nhưng không có tai họa, chỉ vì bạn quá lo âu mà thôi. Thay vì buồn rầu, chi bằng lấy thái độ điềm nhiên mà xử thế, đừng nên vì khó khăn, gian khổ mà thối chí nản lòng, hãy ráng vượt qua, sự xui rủi sẽ đi qua chóng thôi. Bạn nên ẩn nhẫn đợi qua cơn vận xấu, lúc đó mọi việc sẽ thông.
Tựa bên lầu thường thì suy nghĩ vẩn vơ một mình thì thường để cho sầu buồn vấn vương chín khúc. Chi bằng ta có thái độ điềm nhiên đối với thế sự là hơn vì rằng mọi việc đều được hóa công an bài cả từ trước. Hãy phó mặc cho hóa công, nỗi buồn lo của ta tự nhiên tan biến.
Người xưa có câu: "Sớm nay có rượu sớm nay say" (Kim triều hữu tửu kim quý) biết đâu lại chả là một đạt quan đáng ca ngợi? Người xin được quẻ này há lại không lấy đó để suy lường. Người cầu được quẻ này ắt lo buồn không thể tả và thời vận của bạn ắt lận đận, và sự may mắn còn xa lánh đây.
Nhưng đừng nên vì vậy mà thối chí nản lòng, hãy ráng chờ qua một thời gian, để cái xui đi cái may đến thì lúc đó sẽ vui vẻ cuộc đời như hai câu sau của quẻ thơ nói: "điềm nhiên tiến bộ vận thông, lúc đó mọi điều mới hết lo âu".
Đang lo buồn vì thời vận bất tề. Nhưng chẳng sao, ẩn nhẫn qua cơn bỉ vận, thì mọi việc điều thông. Mọi sự còn chờ đợi. Đánh số nên tính toán kỹ.

Con số linh ứng: 1, 6, 10, 16, 60, 61.