KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 116 - HỎA SƠN LỮ ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Hỏa Sơn Lữ trong Kinh Dịch

Hỏa Sơn Lữ: Khách dã. Thứ yếu. Đỗ nhờ, khách, ở đậu, tạm trú, kê vào, gá vào, ký ngụ bên ngoài, tính cách lang thang, ít người thân, không chính. Ỷ nhân tác giá chi tượng: nhờ người mai mối.
Thịnh lớn đến cùng cực thì phải suy, đến nỗi mất chỗ ở, phải đi ở đậu đất khách, cho nên sau quẻ Phong tới quẻ Lữ. Lữ là bỏ nhà mà đi tha phương.

Quẻ Lữ là tình cảnh bỏ nhà để đi làm lữ khách. Đây là tình cảnh mất đi thực lực bản thân mà phải lệ thuộc vào người khác, giống như lãnh đạo bị áp chế. Hoặc cũng có thể hiểu là trí thông minh rọi sáng nhưng bị ngục tù, lưu trệ.

Hình ảnh quẻ Hỏa Sơn Lữ

Thoán từ: Lữ tiểu hanh, lữ trinh cát.

Ở đậu; hơi hanh thông. Đi ở đậu mà giữ đạo chính thì tốt.

Tượng quẻ: Ngoại quái Ly, nội quái Cấn có nghĩa là lửa ở núi thì chiếu sáng ra xa còn hễ đi nơi khác thì lại bị u tối.

Chỗ ở của lửa là mặt trời hay lò, chứ không phải ở trên núi: trên núi lâu lâu vẫn có đám lửa cháy rừng hay đốt rừng, nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi. Cho nên dùng các tượng lửa (ly) ở trên núi Cấn để chỉ cảnh bỏ nhà mà đi ở đậu quê người.
Cảnh đó là cảnh bất đắc dĩ, nhiều lắm chỉ có thể hơi hanh thông được thôi, nếu người đi ở đậu biết giữ đức trung, thuận, như hào 5, yên lặng như nội quái Cấn, sáng suốt như ngoại quái Ly. Hào 5 đắc trung mà lại là âm ở giữa hai hào dương, biết thuận theo dương. Cái đạo ở đậu là mềm mỏng, đừng làm cao để người ta khỏi ghét; nhưng mặt khác, cũng phải yên lặng sáng suốt giữ tư cách, đạo chính của mình để người ta khỏi khinh. Giữ cho đạo được nghĩa lý trong hoàn cảnh đó thật là khó (lữ chỉ thời nghĩa, đại hĩ tai: lời Thoán truyện).
Đại tượng truyện cũng lại áp dụng vào việc hình pháp, khuyên phải xử đoán sáng suốt (Ly) và thận trọng (như Cấn) đừng giam tội nhân quá lâu trong ngục (quân tử dĩ minh thận dụng hình, như bất lưu ngục)

2. Quẻ Hỏa Sơn Lữ động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

蝸角蠅頭利
而今已變通
草頭人笑汝
宜始不宜終.

Dịch âm:

Oa giác dăng đầu lợi
Nhi kim dĩ biến thông
Thảo đầu nhân tiếu nhữ
Nghi thuỷ bất nghi chung.

Dịch nghĩa:

Chỉ là lợi nhỏ như sừng con ốc sên như đầu của con ruồi nhặng
Nay đã thông hiểu rồi
Đầu cỏ người cười anh
Nên đầu nhưng chẳng nên cuối.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Lữ tức thứ, hoài kỳ tư, đắc đồng bộc. Trinh cát." (Đi xa ngụ tạm nơi nhà khách, đem theo tiền tài, mua được nô bộc. Hào này cát lợi.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng đi xa lâm vào cảnh khổ, nên dành dụm tằn tiện, tùy hoàn cảnh của mình mà tiêu xài cho hợp lý thì cát lợi.. Nếu tiêu pha hoang phí thì khó có thể trở về. Những mưu cầu của bạn hiện tạm được, tương lai có nhiều hứa hẹn. Nhưng đường đi nước bước phải lưu ý cẩn thận, kẻo không có kết cuộc tốt. Làm việc phải có đầu, có đuôi mới thành đạt vững chắc. Cầu danh, cầu lợi còn hơi lâu.
Quẻ này cho biết lâm vào cảnh tàn khổ, cần nên dành dụm tằn tiện ngay cả những vặt vảnh nhỏ nhặt, tùy hoàn cảnh của mình mà ăn tiêu. Nếu ta tự do phóng túng, tiêu pha hoang phí thì một khi tiền của đã ra đi khó có thể trở về. Chàng đau cỏ ( Thảo đâu nhân) dùng để chỉ chữ hoàng kim. Người xin được quẻ này rất nên tiết kiệm dè dặt, chớ nên phung phí quá trớn.
Những việc cầu mưu của bạn hiện nay tạm được, hanh thông phần nào và tương lai nhiều hứa hẹn trong việc cầu xin. Nhưng đường đi nước bước phải lưu ý cẩn thận, nếu sơ ý sẽ vấp điều không hay và sự nên công trong cũng bị tiêu tan mà trở thành hư không, như câu thơ chót của quẻ nói trên "có thủy nào đâu có chung". Vậy người nên chú ý.
Quẻ dạy: Làm việc phải có đầu, có đuôi, có thủy, có chung thì việc thành đạt vững chắc. Còn không, chỉ là giai đoạn mà thôi, cầu danh lợi còn lâu. Đánh số hạp chút ít.

Con số linh ứng: 6, 10, 11, 60, 66.