KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 105 - HỎA LÔI PHỆ HẠP ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp trong Kinh Dịch

Hỏa Lôi Phệ Hạp: Khiết dã. Cấn hợp. Cẩu hợp, bấu víu, bấu quào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han (học hỏi). Ủy mị bất chấn chi tượng: tượng yếu đuối không chạy được.
Tự quái truyện giảng: tình, lý có chỗ khả quan rồi sau mới hợp nhau được; nhưng muốn cho hợp nhau thì trước hết phải trừ sự ngăn cách đã, cho nên sau quẻ Quan, tới quẻ Phệ hạp. Phệ là cắn, là trừ (sự ngăn cách), hạp là hợp.

Quẻ Phệ Hạp thể hiện yếu tố ngang trở, mọi việc không được thông suốt, nên phải biết trừ bỏ yếu tố ngăn trở thì mới hanh. Quẻ này đòi hỏi có 2 đức là trí tuệ và can đảm mọi việc sẽ tiến triển tốt hơn.

Hình ảnh quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp

Thoán từ: Phệ hạp hanh, lợi dụng ngục

Căn để hợp lại, như vậy là hanh thông; dùng vào việc hình ngục thì có lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Ly, nội quái Chấn nghĩa là sấm có sức động và lửa có sức phát sáng. Quẻ này là cách thể hiện mối giãn cách dễ dẫn đến những chia rẽ.

Quẻ Phệ hạp này nói về việc hình ngục.
Hào sơ và hào trên cùng là hai vạch liền, tượng như hàm trên và hàm dưới; ở giữa có ba vạch đứt, là miệng há ra; xen vào một vạch liền như một cái quẻ cản ngang miệng, làm gián cách hai hàm răng; Phải cắn gãy, trừ nó đi rồi hai hàm mới hợp với nhau được.
Trong xã hội, kẻ gián cách đó là bọn gian tà, sàm nịnh bưng bít kẻ trên người dưới mà trên không thông tới dưới, dưới không đạt tới trên. Cho nên phải dùng hình ngục để trừ chúng.
Hình ngục muốn có kết quả thì phải vừa uy, vừa sáng suốt. Nội quái Chấn là uy; ngoại quái Ly là sáng suốt.
Lại xét riêng hào 5, hào làm chủ trong quẻ; nó ở ngôi cao, âm nhu mà đắc trung, là có ý khuyên dùng hình ngục tuy phải uy, phải cương, nhưng vẫn nên có một chút nhu, hiếu sinh; nếu chỉ cương thôi thì hóa ra tàn khốc, hiếu sát mất.
Đó là đại ý Thoán truyện. Đại tượng truyện bảo tiên vương theo ý nghĩa quẻ Phệ hạp này mà làm sáng tỏ sự trừng phạt và răn bảo bằng pháp luật. (Tiên vương dĩ minh phạt, sắc pháp: 先王以明罰, 敕法 cũng có người hiểu là sắp đặt pháp luật hoặc ban bố pháp luật)

2. Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

月中有丹桂
人終攀不著
雲梯足下生
此際好落腳.

Dịch âm:

Nguyệt trung hữu đan quế
Nhân chung phan bất trước
Vân thê túc hạ sinh
Thử tế hảo lạc cước.

Dịch nghĩa:

Trong trăng có đan quế
Phiền phức chẳng đeo người
Nấc thang chân leo vững
An ổn đến nơi cao.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Phệ tích nhục, ngộ độc. Tiểu lận, vỗ cữu." (Cắn phải miếng thịt có xương không tránh được đau khổ. Hào này tuy có buồn bực nhỏ nhưng không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng nhờ được người giúp mà công việc thành. Tuy vậy cũng nên đem hết tâm lực của mình ra để chu toàn mọi viêc, chớ nên quá ỷ lại mà hỏng việc. Những mưu cầu của bạn phải biết tùy theo hoàn cảnh mà khai thác, khi gặp cơ hội thì nắm lấy ngay. Cầu tài, cầu lợi đều đắc lợi.
Quẻ này chỉ ngồi thấp mà nghĩ cao, cho nên cảm thấy khó như lên trời. Nhưng bỗng may được người giúp, khiến công việc hóa nên dễ dàng. Người xin được quẻ này có cái tượng nhờ được người mà công việc mìng thành.
Tuy vậy nhưng thiết tưởng cũng nên đem hết tâm lực của mình để chu toàn mọi việc, chứ chớ nên ỷ lại hết vào người khiến có thể hỏng việc.
Ý quẻ nói rằng: Những việc cầu xin của bạn như là cây đa ở trong cung trăng, muốn leo lên đến đó thật là khó nhưng may thay hiện nay dưới chân lại mọc lên một cầu thang mây. Nên dựa vào đó bước lên mới có thể tới được, nghĩa là sự cầu xin khó thành đạt lắm nhưng biết nắm lấy thời cơ và khai thác hoàn cảnh, thì công việc sở cầu cũng chưa đến nỗi tuyệt vọng.
Vậy những việc cầu mưu của bạn phải biết hoàn cảnh, khai thác hoàn cảnh. Khi gặp một cơ hội nào hãy nắm lấy ngay thì mới ích lợi cho công việc, ngược lại sẽ thành hư không.
Quẻ dạy: Cần chộp thời cơ và cần có quý nhân giúp, đồng thời phải nương thế, tạo thế. Tốt đẹp. Chỉ cần phương tiện và có nơi dựa là nên. Cầu tài, cầu lợi đều đạt. Đánh số tốt.

Con số linh ứng: 1, 10, 11, 15, 55.