KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 376 - ĐỊA TRẠCH LÂM ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Địa Trạch Lâm trong Kinh Dịch

Địa Trạch Lâm: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.
Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).

Hai hào dương ở dưới nương tựa vào nhau nên có thể làm được việc lớn, sắp tới lúc toàn cát. Quẻ Lâm tuy chưa tốt bằng quẻ Thái nhưng cũng gần đạt được những điểm tốt của quẻ Thái.
Quẻ Lâm báo hiệu thời điểm thành công sắp tới, nên củng cố nội bộ và không ngừng phát triển ra bên ngoài. Hai hào dương sát nhau có thể xua đuổi được những quần âm giúp đại sự hoàn thành nhanh chóng, triệt để.

Hình ảnh quẻ Địa Trạch Lâm

Thoán từ: Lâm nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu

(dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Đoài, hào quẻ chuyển từ Âm sang Dương đây là bước tiến gần đến thịnh lớn.

Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.
Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).
Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.
Có nhiều thuyết giảng hai chữ "bát nguyệt" ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là "sau này sẽ hung"; mà không chép những thuyết đó.
Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương).

2. Quẻ Địa Trạch Lâm động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

誹謗言
勿計論
到頭來
數已定
碌碌浮生
不如安分.

Dịch âm:

Phỉ báng ngôn
Vật kế luận
Đáo đầu lai
Số dĩ định
Lục lục phù sinh
Bất như an phận.

Dịch nghĩa:

Lời phỉ báng xin đừng để ý
Việc đáo đầu thiên lý an bài
Bôn ba lận đận xưa nay
Sao bằng an phận qua ngày tháng trôi.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Chí lâm. Vô cữu" (Lấy chí hướng để xử lý sự việc. Hào này không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng bền bỉ, lâu dài. Trong cuộc sống phải có chí hướng lâu dài, không nên thay đổi công việc làm ăn liền liền, vì như vậy sẽ khó tạo được căn cơ. Cây tùng già sống trên nhúi cao, phải chịu đựng sương gió, nhưng cây tùng ấy thân chắc, cành dài thì sợ gì gió sương. Những mưu cầu của bạn bắt đầu có gặp phải khó khăn gì, vẫn cứ cố gắng làm, tương lai ắt sẽ xán lạn. Mọi việc sẽ như ý muốn.
Quẻ này có tượng mía già càng ngon, gừng già thêm cay. Người lão thành kinh nghiệm, nhất cử nhất động tất nhiên không sơ sót, không coi thường. Đây là quẻ có ý khuyên răn ta nên ít khi thay đổi công việc làm ăn.
Quẻ thơ tả cảnh tình của bạn, như cây tùng già sống trên núi cao, tuy hơi chịu với sương gió, nhưng cây tùng ấy cây chắc, cành dài gió sương chẳng làm gì được. Và cây vẫn sống cùng trời đất trải qua bao biến chuyển. Nghĩa là trong những việc cầu mưu của bạn dầu có gặp phải khó khăn cũng chẳng đáng kể.
Vậy những việc cầu xin của bạn hãy cố gắng làm đi, tương lai ắt thấy một tiền đồ sáng rạng như ý muốn đó.
Tốt đẹp quá dày dạn, quá kinh nghiệm, chẳng sợ tai ương, họa hại. Tương lai vững, giàu sang. Đánh số hạp.

Con số linh ứng: 3, 5, 7, 37, 53, 57, 73, 75.