KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 375 - ĐỊA TRẠCH LÂM ĐỘNG HÀO TAM
1. Quẻ Địa Trạch Lâm trong Kinh Dịch
Địa Trạch Lâm: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.
Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).
Hai hào dương ở dưới nương tựa vào nhau nên có thể làm được việc lớn, sắp tới lúc toàn cát. Quẻ Lâm tuy chưa tốt bằng quẻ Thái nhưng cũng gần đạt được những điểm tốt của quẻ Thái.
Quẻ Lâm báo hiệu thời điểm thành công sắp tới, nên củng cố nội bộ và không ngừng phát triển ra bên ngoài. Hai hào dương sát nhau có thể xua đuổi được những quần âm giúp đại sự hoàn thành nhanh chóng, triệt để.
Hình ảnh quẻ Địa Trạch Lâm
Thoán từ: Lâm nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu
(dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.
Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Đoài, hào quẻ chuyển từ Âm sang Dương đây là bước tiến gần đến thịnh lớn.
Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.
Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).
Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.
Có nhiều thuyết giảng hai chữ "bát nguyệt" ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là "sau này sẽ hung"; mà không chép những thuyết đó.
Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương).
2. Quẻ Địa Trạch Lâm động hào tam theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
山上有古松
亭亭沖漢鬥
幹老枝更長
天地生榮久.
Dịch âm:
Sơn thượng hữu cổ tùng
Đình đình xung hán đấu
Cán lão chi cánh trường
Thiên địa sanh vinh cửu.
Dịch nghĩa:
Trên núi có cây tùng cổ
Vút vút chỏi trời cao
Thân già nhánh thật dài
Trời đất nuôi dưỡng xanh tốt lâu dài.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Nghiêm lâm, vô du lợi. Ký ưu chi, vô cữu" (Dùng nghiêm khắc để xử lý sự việc, chẳng lợi ích gì. Đã biết lo lắng về điều này thì không tai vạ.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về lý ngư vượt long môn, người tài vượt qua sóng gió để tung hoành bốn bể. Người được quẻ này chẳng bao lâu nữa vận số sẽ được hanh thông. Nhưng muốn đạt dược mục tiêu thì phải cố công vượt qua những khó khăn trở ngại. Trong quan hệ giao tế không nên quá nghiêm khắc mà hỏng việc. Cầu danh, cầu tài đều đắc lợi.
Quẻ này chỉ con giao long nằm chìm dưới đáy ao tù, nhưng chẳng còn bao lâu nữa nó bay bổng lên trời. Hổ báo vốn là loài dũng mãnh , một ngày kia có chỗ tựa nương tự nhiên đổi khác, mà mọi người thường không tưởng được. Người xin được quẻ này có thể tin tưởng rằng chẳng lâu nữa hạnh số sẽ được hanh thông.
Ý quẻ nói rằng: muốn đạt được mục tiêu phải nên cố công vượt qua những khó khăn thì sẽ thành công mỹ mãn, như trong quẻ thơ đã dạy ta một cách rõ ràng.
Vậy sự cầu xin của bạn hãy nên cố gắng tiến tới đừng ngại gian nan thì sẽ toại nguyện mai sau, như xưa có câu nói "thực đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân", nghĩa là chịu đựng nổi cay đắng thì mới nên người vậy.
Phải cố gắng, mới nên công, sự đời không khó, chỉ khó tự nơi mình, vận hanh thông đến rồi, lo gì. Đánh số tốt. Biểu tượng: rồng.
Con số linh ứng: 3, 4, 7, 34, 37, 47, 73, 74.