KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 374 - ĐỊA TRẠCH LÂM ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Địa Trạch Lâm trong Kinh Dịch

Địa Trạch Lâm: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.
Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).

Hai hào dương ở dưới nương tựa vào nhau nên có thể làm được việc lớn, sắp tới lúc toàn cát. Quẻ Lâm tuy chưa tốt bằng quẻ Thái nhưng cũng gần đạt được những điểm tốt của quẻ Thái.
Quẻ Lâm báo hiệu thời điểm thành công sắp tới, nên củng cố nội bộ và không ngừng phát triển ra bên ngoài. Hai hào dương sát nhau có thể xua đuổi được những quần âm giúp đại sự hoàn thành nhanh chóng, triệt để.

Hình ảnh quẻ Địa Trạch Lâm

Thoán từ: Lâm nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu

(dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Đoài, hào quẻ chuyển từ Âm sang Dương đây là bước tiến gần đến thịnh lớn.

Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.
Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).
Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.
Có nhiều thuyết giảng hai chữ "bát nguyệt" ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là "sau này sẽ hung"; mà không chép những thuyết đó.
Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương).

2. Quẻ Địa Trạch Lâm động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

跳龍門
須激浪
雷電轟轟
踴躍萬丈.

Dịch âm:

Khiêu long môn
Tu kích lãng
Lôi điện oanh oanh
Dũng dược vạn trượng.

Dịch nghĩa:

Nhảy cửa rồng
Chống ngăn sóng
Sấm điện ầm ầm
Vọt cao muôn trượng.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Uy lâm, cát, vô bất lợi." (Lấy oai nghiêm mà xử lý.
Hào này tốt lành, không có gì bất lợi.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về thời vận càng ngày càng rối loạn, phải hết sức đề phòng cẩn thận. Nếu không sẽ xảy ra tai họa bất ngờ. Hiện nay công ăn việc làm của bạn tuy được bình thường, nhưng nếu bạn sơ ý, không tính toán và đề phòng chu đáo ắt sẽ xảy ra những điều không hay. Đối với cấp dưới phải xử lý cho nghiêm minh, thì mới không hỏng việc.
Quẻ này cho chủ biết thời sự càng ngày càng hỏng nát rối loạn, bất tất cầu tiến làm gì. Ví thử có liều lĩnh lên đường, thì phải hết sức đề phòng cẩn thận nếu không sẻ xảy ra nhiều chuyện tai họa bất ngờ.
Ý quẻ nói, hiện nay công ăn việc làm cũng như vận thời của bạn tuy được bình thường, không có gì vui buồn đáng kể. Nhưng sự bình thường đó nếu bạn trong việc cầu mưu sơ ý, không tính toán và đề phòng chu đáo ắt sẽ vấp phải những điều không hay. Vậy bạn nên cẩn thận trong việc làm ăn hiện nay, và không phát triển việc làm ăn mới thì hay hơn.
Vừa phải, bình thường, an phận cho qua thời đã, cầu sự bình bình.
Đánh số ít lợi.

Con số linh ứng: 2, 3, 7, 32, 37, 70, 72.