KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 378 - ĐỊA TRẠCH LÂM ĐỘNG HÀO LỤC
1. Quẻ Địa Trạch Lâm trong Kinh Dịch
Địa Trạch Lâm: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.
Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).
Hai hào dương ở dưới nương tựa vào nhau nên có thể làm được việc lớn, sắp tới lúc toàn cát. Quẻ Lâm tuy chưa tốt bằng quẻ Thái nhưng cũng gần đạt được những điểm tốt của quẻ Thái.
Quẻ Lâm báo hiệu thời điểm thành công sắp tới, nên củng cố nội bộ và không ngừng phát triển ra bên ngoài. Hai hào dương sát nhau có thể xua đuổi được những quần âm giúp đại sự hoàn thành nhanh chóng, triệt để.
Hình ảnh quẻ Địa Trạch Lâm
Thoán từ: Lâm nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu
(dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.
Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Đoài, hào quẻ chuyển từ Âm sang Dương đây là bước tiến gần đến thịnh lớn.
Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.
Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).
Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.
Có nhiều thuyết giảng hai chữ "bát nguyệt" ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là "sau này sẽ hung"; mà không chép những thuyết đó.
Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương).
2. Quẻ Địa Trạch Lâm động hào lục theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
與其日營營
何如夜忖忖
日裏多勞形
夜間卻安穩.
Dịch âm:
Dữ kỳ nhật doanh doanh
Hà như dạ thổn thổn
Nhật lí đa lao hình
Dạ gian khước an ổn.
Dịch nghĩa:
Cứ theo ban ngày mà lượn qua lượn lại
Sao bằng đêm chỉ nằm một chỗ
Trong ngày nhiều nhọc mệt cực khổ
Lúc ban đêm an ổn chẳng lo sợ.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Đôn lâm. Cát, vô cữu" (Dùng hậu đãi để xử lý sự việc. Hào này tốt đẹp, không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về xử sự phải hậu hỹ với người. Vật gì dù có nhỏ nhoi kém cỏi đến đâu cũng có chỗ hữu ích của nó. Người nào được quẻ này đôi lúc nên hy sinh cái nhỏ để được cái lớn.
Quẻ này chủ thân mình, tài mình, sức mình có thể đem cho đời dùng được. Như vậy dù có nhỏ nhoi kém cỏi đến đâu cũng còn hơn là ngồi rồi ăn không, nhàn tản rong chơi. Đứa du thủ du thực chỉ cầu mong nhàn lạc, chỉ là một đứa vô dụng mà thôi. Người nào xin được quẻ này dù có hèn mọn đến đâu, nhưng cũng có thể yên lòng được.
Quẻ nói: "xưa có câu trai lớn đương gia, gái lớn đáng gả" như con heo lớn thì phải chịu số phận tan thân cúng tế vậy, chớ nên làm trái lại mà lắm phiền não.
Còn duyên nợ thế nào và hạnh phúc ra sao đều tự nơi trời định. Nhưng theo quẻ cho biết, phần tình duyên của bạn ắt được hạnh phúc. Vì câu thơ chót có nói "dù hy sinh ...... chẳng vùi phẩm danh". Hãy yên lòng chẳng có gì không hay.
Đôi khi nên hy sinh với đời cho tròn đạo làm người. Biểu tượng: heo. Đánh số rất tốt.
Con số linh ứng: 3, 7, 37, 73, 77.