KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 351 - ĐỊA THỦY SƯ ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Địa Thủy Sư trong Kinh Dịch

Địa Thủy Sư: Chúng dã. Chúng trợ. Đông chúng, vừa làm thầy, vừa làm bạn, học hỏi lẫn nhau, nắm tay nhau qua truông, nâng đỡ. Sĩ chúng ủng tòng chi tượng: tượng quần chúng ủng hộ nhau.
Kiện tụng là tranh nhau, tranh nhau thì lập phe, có đám đông nổi lên; cho nên sau quẻ Tụng tới quẻ Sư – Sư là đám đông, cũng có nghĩa là quân đội.

Sư là quân chúng. Quẻ này toàn hào âm trừ Cửu Nhị làm chủ quẻ. Dương cương đắc trung, hình dung như một tướng lĩnh đem quân đi đánh giặc. Trượng nhân là tiếng để gọi bậc trưởng lão, cái đạo dùng quân lợi về được chính đính, mà phải dùng người lão thành, mới được tốt mà không lo có lỗi.

Hình ảnh quẻ Địa Thủy Sư

Thoán từ: Sư trinh, trượng nhân cát, vô cữu.

Quân đội mà chính đáng (có thể hiểu là bên chí), có người chỉ huy lão thành thì tốt, không lỗi.
(Có sách hảo hai chữ “trượng [ 丈] nhân” chính là “đại [大] nhân) người tài đức)

Tượng quẻ: Quẻ Sư dưới Khảm trên Khôn. Khảm là nước. Khôn là đất. Đời xưa ngụ hình ở nông, thường núp cái rất hiểm chỗ cả thuận, giấu cái không thể lường trong chỗ rất tĩnh.

Trên là Khôn, dưới là Khảm mà sao lại có nghĩa là đám đông, là quân đội ? có 4 cách giảng:
- Đại tượng truyện bảo Khôn là đất, Khảm là nước, ở giữa đất có nước tụ lại, tượng là quần chúng nhóm họp thành đám đông.
- Chu Hi bảo ở dưới, Khảm là hiểm; ở trên, Khôn là thuận; người xưa gởi binh ở trong việc nông (thời bình là nông dân, nhưng vẫn tập tành võ bị, thời loạn thì thành lính), như vậy là giấu cái hiểm (võ bị) trong cái thuận (việc nông).
- Chu Hi còn giảng cách nữa: hào 2 là dương, nằm ở giữa nội quái là tượng ông tướng, 5 hào kia là âm nhu, mềm mại, giao quyền cho 2 điều khiển quân lính (4 hào kia).
Thoán truyện giảng: xuất quân là việc nguy hiểm (quẻ Khảm), độc hại, nhưng nếu xuất quân vì chính nghĩa (trinh chính), để trừ bạo an dân thì dân sẽ theo (Khôn: thuận), sẽ giúp đỡ mình, mình sai khiến được, thì sẽ tốt, lập được nghiệp vương thống trị thiên hạ, không có tội lỗi.

2. Quẻ Địa Thủy Sư động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

雕鶚當秋勢轉雄
乘風分翼到蟾宮
榮華若問將來事
先後名聲達九重.

Dịch âm:

Điêu ngạc đương thu thế chuyển hùng
Thừa phong phân dực đáo thiềm cung
Vinh hoa nhược vấn tương lai sự
Tiên hậu danh thanh đạt cửu trùng.

Dịch nghĩa:

Con chim điêu và con cá sấu vào mùa Thu chuyển sang thế mạnh bạo, nương gió sải cánh đến thiềm cung (mặt trăng), nếu hỏi việc vinh hoa ở tương lai,
Trước sau danh thơm tiếng tốt cũng đến tai vua.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Sư hoặc dư thi, hung." (Trong quân có xe chở xác chết là có hung hiểm.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về tiến đến nơi nào là thắng lợi ở nơi đó. Vận trình đã đến lúc hanh thông, mọi mưu cầu sẽ như ý. Que này không lợi về chinh chiến, tranh giành. Cầu danh, cầu tài đều thành đạt.
Quẻ này chủ tiến một bước tốt một bước, đến nơi nào thắng lợi ở nơi đó. Đi rồi lại đi, cứ đi, cứ đi, đi mãi, chớ có tạm dừng chân. Người xin được quẻ này tất nhiên biết đây là quẻ tốt, đáng mừng rồi.
Câu khởi đầu đã nói đến nơi bình an, đã nói cho bạn hay là vận trình đến lúc hanh thông rồi, và chẳng còn gì lo ngại nữa. Cũng như các câu kế tiếp, vận trình ắt ngàn dặm, cầu mưu như ý, mà chẳng còn sự trở ngại gì cả. Vậy bạn hãy nắm lấy cơ duyên may mắn này.
Vô cùng tốt đẹp. Vận thời thông. Như cây sắc trổ bông. Biểu tượng: ngựa. Đánh

Con số linh ứng: 30, 35, 50, 53.