KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 353 - ĐỊA THỦY SƯ ĐỘNG HÀO NGŨ

1. Quẻ Địa Thủy Sư trong Kinh Dịch

Địa Thủy Sư: Chúng dã. Chúng trợ. Đông chúng, vừa làm thầy, vừa làm bạn, học hỏi lẫn nhau, nắm tay nhau qua truông, nâng đỡ. Sĩ chúng ủng tòng chi tượng: tượng quần chúng ủng hộ nhau.
Kiện tụng là tranh nhau, tranh nhau thì lập phe, có đám đông nổi lên; cho nên sau quẻ Tụng tới quẻ Sư – Sư là đám đông, cũng có nghĩa là quân đội.

Sư là quân chúng. Quẻ này toàn hào âm trừ Cửu Nhị làm chủ quẻ. Dương cương đắc trung, hình dung như một tướng lĩnh đem quân đi đánh giặc. Trượng nhân là tiếng để gọi bậc trưởng lão, cái đạo dùng quân lợi về được chính đính, mà phải dùng người lão thành, mới được tốt mà không lo có lỗi.

Hình ảnh quẻ Địa Thủy Sư

Thoán từ: Sư trinh, trượng nhân cát, vô cữu.

Quân đội mà chính đáng (có thể hiểu là bên chí), có người chỉ huy lão thành thì tốt, không lỗi.
(Có sách hảo hai chữ “trượng [ 丈] nhân” chính là “đại [大] nhân) người tài đức)

Tượng quẻ: Quẻ Sư dưới Khảm trên Khôn. Khảm là nước. Khôn là đất. Đời xưa ngụ hình ở nông, thường núp cái rất hiểm chỗ cả thuận, giấu cái không thể lường trong chỗ rất tĩnh.

Trên là Khôn, dưới là Khảm mà sao lại có nghĩa là đám đông, là quân đội ? có 4 cách giảng:
- Đại tượng truyện bảo Khôn là đất, Khảm là nước, ở giữa đất có nước tụ lại, tượng là quần chúng nhóm họp thành đám đông.
- Chu Hi bảo ở dưới, Khảm là hiểm; ở trên, Khôn là thuận; người xưa gởi binh ở trong việc nông (thời bình là nông dân, nhưng vẫn tập tành võ bị, thời loạn thì thành lính), như vậy là giấu cái hiểm (võ bị) trong cái thuận (việc nông).
- Chu Hi còn giảng cách nữa: hào 2 là dương, nằm ở giữa nội quái là tượng ông tướng, 5 hào kia là âm nhu, mềm mại, giao quyền cho 2 điều khiển quân lính (4 hào kia).
Thoán truyện giảng: xuất quân là việc nguy hiểm (quẻ Khảm), độc hại, nhưng nếu xuất quân vì chính nghĩa (trinh chính), để trừ bạo an dân thì dân sẽ theo (Khôn: thuận), sẽ giúp đỡ mình, mình sai khiến được, thì sẽ tốt, lập được nghiệp vương thống trị thiên hạ, không có tội lỗi.

2. Quẻ Địa Thủy Sư động hào ngũ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

兩人在旁
太陽在上
照汝一寸心
仙機曾否明.

Dịch âm:

Lưỡng nhân tại bàng
Thái dương tại thượng
Chiếu nhữ nhất thốn tâm
Tiên cơ tằng phủ minh.

Dịch nghĩa:

Hai người hai bên
Mặt trời ở trên cao
Chiếu tấc lòng của anh
Cơ trời từng không sáng.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Điền hữu cầm, lợi chấp tiết, vô cữu." (Quân đội xuất chinh cần phải có kỷ luật, không tuân thủ tất có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về tà không thể thắng chính, điều cần nhất là phải đồng tâm hiệp lực để chống lại đối phương. Được vậy thì kẻ gian tuy đông cũng không có gì đáng lo ngại. Những mưu cầu của bạn cần phải nhờ nhiều ngời giúp đỡ thì mới nên, nếu chỉ ỷ vào sức một mình thì khó mà toại nguyện.
Quẻ này chủ tà không thể thắng chính, điều cần nhất là phải đồng tâm hiệp lực để chống đối phòng ngự. Được thế thì kẻ gian tà tuy đông nhưng có gì đáng lo ngại. Có lẽ nào con người lại không bằng con vật sao.
Theo ý quẻ nói, tất cả công việc thành bại đều có lý do của nó, chớ chẳng phải là không. Nên quẻ lấy chuột với mèo mà thí dụ. Sao chuột sợ mèo mà không sợ người, đó là nói cho ta hay, công việc làm không phải việc nào mình đều làm được cả, nghĩa là người này biết kia, người kia biết nọ.
Vậy sự cầu mưu của bạn cần nhờ người ta giúp đở thì mới nên, nếu chỉ ỷ vào sức mình thì khó toại nguyện lắm.
Vừa phải, chẳng xấu chẳng tốt. Cần cậy thế mới thành. Biểu tượng: mèo, chuột. Dở việc đánh số.

Con số linh ứng: 2, 3, 5, 23, 25, 35, 52, 53.