KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 382 - ĐỊA THIÊN THÁI ĐỘNG HÀO TỨ
1. Quẻ Địa Thiên Thái trong Kinh Dịch
Địa Thiên Thái: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.
Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.
Thái có nghĩa là hanh thông. Quẻ Thái là quẻ giao hòa trời đất thông nhau. Các hào dương của khí xua đuổi các hào âm, biểu thị ý nghĩa thời kỳ quân tử cần quyền, tiểu nhân không thể nhũng loạn. Nhỏ là Âm còn lớn chính là Dương, nhỏ đi lớn lại vạn vật muôn vàn hanh thông, ngoài thuận trong mạnh.
Hình ảnh quẻ Địa Thiên Thái
Thoán từ: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.
Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.
Tượng quẻ: Quẻ Thái Khôn trên Càn dưới, tức là khí âm trọng trọc đang hạ xuống và khí dương khinh thanh đang bay lên cao. Do vậy nhị khí giao hòa, vạn vật hanh thông.
Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm "khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương", hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.
Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn) thì:
Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.
Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.
Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.
Thoán từ bàn thêm: "Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.
2. Quẻ Địa Thiên Thái động hào tứ theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
蛇可化龍
頭角將出
平地一聲雷
方顯龍蛇力.
Dịch âm:
Xà khả hoá long
Đầu giác tương xuất
Bình địa nhất thanh lôi
Phương hiển long xà lực.
Dịch nghĩa:
Rắn có thể hóa rồng
Đầu sừng sẽ hiện
Đất bằng một tiếng sấm
Mới biết sức rắn rồng.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Phiên phiên, bất phú dĩ kỳ lân. Bất giới dĩ phu." (Bôn ba qua lại không ngừng, không thể giàu có vì bị láng giềng trộm cắp. Do không biết cảnh giác ngăn ngừa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về lao khổ lúc đầu thì về sau được yên vui. Người được quẻ này khi gặp việc cần nên hăng hái hoạt động, nhìn xa trông rộng, cẩn thận đề phòng, có như thế mới bảo toàn được thành quả do mình tạo ra.
Quẻ này khuyên ta nên có chuyên cần lao khổ lúc đầu thì về sau thế nào cũng được yên vui. Người bói được quẻ này khi gặp việc cần nên tranh thủ hăng hái hoạt động chớ có lui bước lại sau. Có như thế thì khỏi phụ chí bình sinh của mình.
Theo ý quẻ nói công việc cầu xin của bạn hãy nên cố sức chăm lo như con bò khẩn đất làm mùa, sau này sẽ đạt thành mỹ mãn, gạo lúa đầy kho, chẳng lo mất mát đi đâu, và mặt khác, vận thời từ nay về sau sẽ được hanh thông rồi không còn gì đáng lo đấy.
Có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim. Đánh số rất tốt.
Con số linh ứng: 1, 3, 8, 18, 23, 38, 81, 83.