KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 381 - ĐỊA THIÊN THÁI ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Địa Thiên Thái trong Kinh Dịch

Địa Thiên Thái: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.
Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Thái có nghĩa là hanh thông. Quẻ Thái là quẻ giao hòa trời đất thông nhau. Các hào dương của khí xua đuổi các hào âm, biểu thị ý nghĩa thời kỳ quân tử cần quyền, tiểu nhân không thể nhũng loạn. Nhỏ là Âm còn lớn chính là Dương, nhỏ đi lớn lại vạn vật muôn vàn hanh thông, ngoài thuận trong mạnh.

Hình ảnh quẻ Địa Thiên Thái

Thoán từ: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.

Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.

Tượng quẻ:  Quẻ Thái Khôn trên Càn dưới, tức là khí âm trọng trọc đang hạ xuống và khí dương khinh thanh đang bay lên cao. Do vậy nhị khí giao hòa, vạn vật hanh thông.

Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm "khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương", hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.
Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn) thì:
Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.
Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.
Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.
Thoán từ bàn thêm: "Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.

2. Quẻ Địa Thiên Thái động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

黃牛辟土
大力開疆
西成時候
谷米盈倉.

Dịch âm:

Huỳnh ngưu bích thổ
Đại lực khai cương
Tây thành thời hậu
Cốc mễ doanh thương.

Dịch nghĩa:

Trâu vàng đất vua
Sức lớn mở bờ cõi
Sau ở phía thành
Gạo thóc đầy kho.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc." (Không có gì bằng phẳng mà không nghiêng lệch, không có gì đi mãi mà không trở lại, bói hỏi về sự gian nan thì không tai vạ, chớ lo nghĩ về việc bị phạt, chỉ là ăn mà có rượu tế.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về cuộc đời lúc này lúc khác, không thể suôn sẻ mãi được. Người được quẻ này nên an bần lạc đạo là hơn. Phàm mưu tính làm việc gì, điều cần thiết nhất là đừng có cao vọng quá, hãy nên tính kỹ lưỡng.
Quẻ này chủ khuyên ta nên kiệm ước trong cách dưỡng sinh. Ăn uống có thanh đạm thì thân mới khoan khoái dễ chịu, thân có khoan khoái dễ chịu thì tâm mới an nhàn thoải mái. Càng huy hoắc, xa xỉ, tinh thần càng rối loạn mờ ám. Người nào xin được quẻ này thì nên an bần lạc đạo là hơn.
Hai câu đầu của quẻ là cố ý khuyên bạn phàm mưu tính việc làm ăn gì, điều cần nhứt là đừng nuôi dục vọng cao, và muốn cao mà lại thành thấp chẳng ích lợi gì đâu. Cũng như hai câu sau càng nói rõ kết quả sự ham muốn cao sang.
Vậy những việc cầu mưu của bạn, hãy nên tính kỹ, và phải bớt lòng tham thì mới nên công.
"Quân tử thực vô cầu bảo, cư vô cầu an" : để nói lên cái chí của họ, ăn chẳng cần no, ở cũng chẳng cần yên, tỏ ra cái ý chẳng tham vọng, vừa đủ là được. Chớ mong cầu nhiều. Đánh số hạp ít.

Con số linh ứng: 3, 8, 30, 38, 80, 83.