KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 380 - ĐỊA THIÊN THÁI ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Địa Thiên Thái trong Kinh Dịch

Địa Thiên Thái: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.
Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Thái có nghĩa là hanh thông. Quẻ Thái là quẻ giao hòa trời đất thông nhau. Các hào dương của khí xua đuổi các hào âm, biểu thị ý nghĩa thời kỳ quân tử cần quyền, tiểu nhân không thể nhũng loạn. Nhỏ là Âm còn lớn chính là Dương, nhỏ đi lớn lại vạn vật muôn vàn hanh thông, ngoài thuận trong mạnh.

Hình ảnh quẻ Địa Thiên Thái

Thoán từ: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.

Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.

Tượng quẻ:  Quẻ Thái Khôn trên Càn dưới, tức là khí âm trọng trọc đang hạ xuống và khí dương khinh thanh đang bay lên cao. Do vậy nhị khí giao hòa, vạn vật hanh thông.

Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm "khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương", hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.
Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn) thì:
Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.
Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.
Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.
Thoán từ bàn thêm: "Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.

2. Quẻ Địa Thiên Thái động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

疏食飲水
樂在其中
膏梁美味
反使心朦.

Dịch âm:

Sơ tự ẩm thuỷ
Lạc tại kỳ trung
Cao lương mỹ vị
Phản sử tâm mông.

Dịch nghĩa:

Ăn cơm hẩm uống nước lạnh, có niềm vui rồi, cao lương mỹ vị, làm tâm hoang
Mang chờ đợi.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bao hoang, dụng hằng hà, bất hà di, bằng vong. Đắc thượng ư trung hành." (Bơi qua sông bằng trái bầu rỗng, không bị chìm, nhưng vẫn mất tiền của. Về sau được người khác giúp đỡ ở giữa đường.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về thời bĩ đã qua, vận tốt sẽ về, có phúc thì cùng hưởng. Việc mưu cầu của bạn ắt sẽ được toại nguyện trong nay mai. Cầu tài, cầu danh đều được, nhưng phải cố công nhiều.
Quẻ này tượng thời đã tới vận đã về, có phúc thì cũng hưởng, khen đẹp, nhậu nhẹt thật là cảnh vui dướng đến cực độ. Đây là một trong những quẻ thượng cát mà người xin được quyết phải bằng lòng kiếp sống thời vận của mình.
Thời vận của bạn hiện nay. Quẻ cho rằng như gió đông đến bông hoa tự nở, cùng mừng rỡ và uống cạn hai ly vui sướng cuộc đời, nghĩa là nói vận trình của bạn đã đến lúc hanh thông, gặp may mắn như gió đông, bông nở đẹp.
Như thế, việc cầu xin của bạn ắt sẽ được toại nguyện nay mai, nhứt là việc "tiểu đăng khoa" chắc mẩm trong tay rồi.
Cuộc đời lên hương, thỏa giấc mộng hường. Đánh số hạp.

Con số linh ứng: 3, 7, 9, 37, 73, 79, 97.