KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 379 - ĐỊA THIÊN THÁI ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Địa Thiên Thái trong Kinh Dịch

Địa Thiên Thái: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.
Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Thái có nghĩa là hanh thông. Quẻ Thái là quẻ giao hòa trời đất thông nhau. Các hào dương của khí xua đuổi các hào âm, biểu thị ý nghĩa thời kỳ quân tử cần quyền, tiểu nhân không thể nhũng loạn. Nhỏ là Âm còn lớn chính là Dương, nhỏ đi lớn lại vạn vật muôn vàn hanh thông, ngoài thuận trong mạnh.

Hình ảnh quẻ Địa Thiên Thái

Thoán từ: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.

Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.

Tượng quẻ:  Quẻ Thái Khôn trên Càn dưới, tức là khí âm trọng trọc đang hạ xuống và khí dương khinh thanh đang bay lên cao. Do vậy nhị khí giao hòa, vạn vật hanh thông.

Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm "khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương", hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.
Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn) thì:
Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.
Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.
Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.
Thoán từ bàn thêm: "Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.

2. Quẻ Địa Thiên Thái động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

東風來
花自開
大家喝采
暢飲三杯.

Dịch âm:

Đông phong lai
Hoa tự khai
Đại gia hát thái
Sướng ẩm tam bôi.

Dịch nghĩa:

Gió Đông đến
Hoa tự nở
Mọi người ngắm vẻ đẹp của nó
Thích thú uống ba chén rượu.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bạt mạo như kỳ vị, chinh cát." (Nhổ rễ cỏ tranh phải nắm cả bụi, đi chinh phạt thì tốt lành.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về ở đời tốt hay xấu là do cách nghĩ và cách làm của mình. Người được quẻ này nên suy nghĩ cẩn thận mà chọn lấy điều hay, bỏ đi điều dở. Những mưu cầu của bạn cứ làm, chớ nên suy nghĩ và đắn đo quá. Phàm làm việc gì cũng phải nắm vững toàn bộ vấn đề, có vậy mới lường được bất trắc có thể xảy ra. Cầu tài, cầu danh đều được.
Quẻ này cho biết lao tâm chẳng bằng lao lực. Lao tâm thì nhiều lo nghĩ, lao lực thì lắm mộng lành. Người xin được quẻ này nên suy nghĩ cẩn thận mà chọn lấy điều hơn, bỏ đi điều dở, không nên bắt cá hai tay.
Những việc cầu mưu của bạn, ý quẻ mách rằng: cứ làm, chớ nên suy nghĩ và đắn đo quá, e sanh ra nản chí thì không hay, cho nên quẻ có hai câu sau như trên để khuyên bạn là tất cả công cầu mưu, cứ để nó tự nhiên phát triển, và đừng quá bận tâm. Sau sẽ được yên vui.
Cứ tính, đừng lo làm gì. Càng lo càng quẩn trí, Đánh số hạp ít.

Con số linh ứng: 3, 7, 8, 37, 73, 78, 87.