KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 344 - ĐỊA SƠN KHIÊM ĐỘNG HÀO NHỊ
1. Quẻ Địa Sơn Khiêm trong Kinh Dịch
Địa Sơn Khiêm: Thoái dã. Cáo thoái. Khiêm tốn, nhún nhường, khiêm từ, cáo thoái, từ giã, lui vào trong, giữ gìn, nhốt vào trong, đóng cửa. Thượng hạ mông lung chi tượng: tượng trên dưới hoang mang.
Đại hữu là thời rất thịnh, không nên để cho quá đầy, mà nên nhún nhường, nên Khiêm.
Quẻ Khiêm đắc chính với hào chủ là hào Cửu Tam của hạ quái. Tượng trưng cho bậc quân tử đóng nhiều công lao cho đời, tài giỏi nhưng lại có đức tính khiêm tốn, chịu đựng thể hiện ở thượng quái Âm. Chính sự nhún nhường tuy tạo những bất đồng nhưng kết cục quẻ Khiêm luôn có kết quả tốt.
Hình ảnh quẻ Địa Sơn Khiêm
Thoán từ: Khiêm hanh, quân tử hữu chung.
Nhún nhường, hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối.
Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Cấn, là quân tử dĩ biến đa ích quả và xứng vật bình thí. Được hiểu là trong đất có núi, nên bớt đi chỗ nhiều để bù vào chỗ ít để cân xứng các sự vật.
Trên là đất, dưới là núi. Núi cao, đất thấp, núi chịu ở dưới đất là cái tượng nhún nhường. Khiêm hạ. Vì vậy mà được hanh thông.
Quẻ này chỉ có mỗi một hào dương, dùng nó làm chủ quẻ.
Thoán truyện bàn thêm: Khiêm là đạo của trời, đất và người .
Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở dưới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm). Đạo đất, đạo quỉ thần cũng vậy. Còn đạo người thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm). Hễ khiêm thì ở địa vị cao mà đạo càng sáng, ở địa vị thấp mà chẳng ai vượt mình được.
Đại tượng truyện. Khuyên người quân tử nên bớt chốn nhiều, bù chốn ít, để cho sự vật được cân xứng, quân bình (Biều đa ích quả, xứng vật bình thí).
2. Quẻ Địa Sơn Khiêm động hào nhị theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
三升三石放在一鬥
滿而溢
子自得.
Dịch âm:
Tam thăng tam thạch phóng tại nhất đấu
Mãn nhi dật
Tử tự đắc.
Dịch nghĩa:
Ba thăng (thăng: thưng
Mười lẻ là một thưng) ba thạch (thạch (tạ)
Đong thì trăm thưng gọi là một thạch
Cân thì một trăm cân là một thạch) chỉ đổ vào cái đấu (cái đấu là cái để đong) nên dư tràn ra ngoài
Con tự đắc.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Minh khiêm. Trinh cát." (Đã có danh vọng mà lại khiêm tốn. Hào này tốt đẹp.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về thời vận thay đổi, từ an thành nguy. Hiện cảnh tình của bạn đã chuyển may sang rủi, vận trình không còn được thuận buồm xuôi gió. Bạn hãy nên khiêm tốn để giữ mình. Phàm những việc mưu cầu, hãy nên lấy hai chữ từ bị làm đầu thì mới hóa giải được những điều trở ngại và bình yên.
Quẻ này cho biết ở lỳ tại nhà không bằng xuất ngoại. Tuy nhiên, khi xuất ngoại nếu không dựa nhờ vào một người nào đó, một mình một gánh, một mình một đường, thì e rằng có những mối lo ngoài ý dự liệu. Người xin được quẻ này phải nên lấy đấy làm răn.
Ý quẻ nói, hiện nay cảnh tình của bạn đã thay đổi, chuyển may thành rủi, vận trình không được gió thuận buồm xuôi. Phàm việc cầu xin, hãy nên nghĩ đến việc từ bi hỷ xã, thì mới hóa giải được những điều vấp phải nan giải.
Vậy sự cầu mưu của bạn nên phải tính toán cho chính đáng. Chớ nên nghĩ những điều phi nghĩa, thì mới tránh được tai hại cho mình và mới mong được bình yên.
Giữ đạo đức là hay. Thì mới tránh được hoạn nạn và làm ăn mới nên nổi. Đánh số thua.
Con số linh ứng: 3, 4, 33, 34, 43.