KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 363 - ĐỊA LÔI PHỤC ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Địa Lôi Phục trong Kinh Dịch

Địa Lôi Phục: Phản dã. Tái hồi. Lại có, trở về, bên ngoài, phản phục. Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: tượng ngoài núi lại còn có núi nữa.
Vật không bao giờ tới cùng tận; quẻ Bác, hào dương ở trên cùng thì lại quay trở xuống ở dưới cùng (cùng thượng phản hạ); cho nên sau quẻ Bác tới quẻ Phục. Phục là trở lại (phát sinh ở dưới). Như vậy là đạo tiểu nhân thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì lại thịnh lần.

Quẻ Phục tượng trưng là tiếng sấm nổ đầu tiên khi đông tàn sang xuân, hay cũng có thể hiểu là chòm cây đang bắt đầu nảy mầm, mở ra những tia hy vọng sau một thời kỳ đầy khó khăn và đen tối. Đây là thời kỳ nhiều cơ hội phục hồi, lật ngược tình thế, mặc dù nhiều gian nan nhưng thức tỉnh được lòng người.

Hình ảnh quẻ Địa Lôi Phục

Thoán từ: Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu

Trở lại: Hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi nữa. Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Chấn là sấm động từ dưới lên trên làm rạn nứt mặt đất, luồng sinh khí tốt lành tràn vào làm giảm nhẹ khí âm nặng nề.

Khí dương bây giờ trở lại, cho nên hanh thông. Người quân tử (dương) ra vào tự do, không bị tai nạn; rồi sẽ có các hào dương khác kéo nhau tới, cũng như bạn bè tới, không còn lầm lỗi nữa (ý muốn nói; sau quẻ này sẽ tới quẻ Lâm, có hai hào dương ở dưới, rồi tới quẻ Thái, có ba hào dương ở dưới, tới quẻ Đại tráng (4 hào dương) quẻ Quải, (5 hào dương) quẻ Càn (cả 6 hào đều dương), thế là sáu quẻ dương cứ tăng lần. đó là vận phản phục của trời đất, cứ bảy ngày thì trở lại. Chữ nhật (ngày) ở đây thay cho chữ hào; bảy ngày mới trở lại vì sau quẻ Càn, tới quẻ Cấu, một hào âm sinh ở dưới 5 hào dương, ngược lại với quẻ Phục (một hào dương ở dưới 5 hào âm), lúc đó mới hết một vòng.
Thoán truyện giảng thêm: Sở dĩ ra vào không bị tai nạn, bạn bè kéo tới, không còn lầm lỗi, vì tượng của quẻ: nội quái Chấn là động, ngoại quái Khôn là thuận; hoạt động mà thuận theo đạo trời thì tốt. Cái đạo của trời đó là tĩnh lâu rôi thì động, ác nhiều rồi thì thiện, có vậy vạn vật mới sinh sôi nẩy nở. Xem quẻ Phục này thấy một hào dương bắt đầu trở lại, tức là thấy cái lòng yêu, nuôi dưỡng vạn vật của trời đất (kiến thiên địa chí tâm).
Đại tượng truyện bảo các vua đời xưa tới ngày đông chí, ngày mà dương bắt đầu sinh (tượng của quẻ Phục: sấm nấp ở dưới đất) thì đóng các cửa ải, không cho khách đi đường và con buôn qua lại mà vua cũng không đi xem xét các địa phương, là có ý muốn yên lặng để nuôi cái khí dương mới sinh.

2. Quẻ Địa Lôi Phục động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

騎玉兔
到廣寒
遇嫦娥
將桂攀
滿身馥鬱
兩袖馨香.

Dịch âm:

Kỵ ngọc thố
Đáo Quảng Hàn
Ngộ Hằng Nga
Tương quế phàn
Mãn thân phức uất
Lưỡng tụ hinh hương.

Dịch nghĩa:

Cỡi thỏ ngọc
Đến cung Quảng Hàn
Gặp Hằng Nga
Bẻ cành quế
Toàn thân sực nức hương thơm
Hai tay áo cũng đầy mùi thơm.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tần phục. Lệ, vô cữu." (Nhăn nhó quay về. Hào này có nguy hiểm nhưng không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng chí đồng mà đạo hợp, có thể cùng nhau làm việc lớn. Việc tuy có hung hiểm, nhưng biết thoái lui thì không sao. Đây chính là tượng hoạn nạn mà lại yên vui. Người được quẻ này quả là thời vận đến lúc lên hương. Mọi việc sẽ như ý. Có cầu là có ứng, cầu danh đều đạt thành.
Quẻ này có cái tượng chí đồng mà đạo hợp, có thể làm việc lớn được. Công đã thành mà danh lại toại, hễ tới đâu là lợi lộc tới đó. Đây chính là tượng hoạn nạn thì cùng chịu, yên vui thì cùng hưởng, và cũng một quẻ tốt đó.
Người cầu được quẻ này quả là may mắn lắm. Vận thời đến lúc lên hương rồi, ngày nay đã khác ngày qua, và từ nay về sau nhứt là trong năm nay, cầu mưu vạn sự như ý. Công thành danh toại dầu khi có lúc gặp việc không lành cũng chẳng đáng lo. Vậy mong bạn hãy nắm lấy dịp may lúc này, cố gắng phấn khởi anh hùng chí, thì ắt đạt sự nghiệp đáng kể.
Quá tốt, sự sự hanh thông như ý sở cầu. Đánh số hạp.

Con số linh ứng: 2, 3, 6, 26, 36, 62, 63.