KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 362 - ĐỊA LÔI PHỤC ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Địa Lôi Phục trong Kinh Dịch

Địa Lôi Phục: Phản dã. Tái hồi. Lại có, trở về, bên ngoài, phản phục. Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: tượng ngoài núi lại còn có núi nữa.
Vật không bao giờ tới cùng tận; quẻ Bác, hào dương ở trên cùng thì lại quay trở xuống ở dưới cùng (cùng thượng phản hạ); cho nên sau quẻ Bác tới quẻ Phục. Phục là trở lại (phát sinh ở dưới). Như vậy là đạo tiểu nhân thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì lại thịnh lần.

Quẻ Phục tượng trưng là tiếng sấm nổ đầu tiên khi đông tàn sang xuân, hay cũng có thể hiểu là chòm cây đang bắt đầu nảy mầm, mở ra những tia hy vọng sau một thời kỳ đầy khó khăn và đen tối. Đây là thời kỳ nhiều cơ hội phục hồi, lật ngược tình thế, mặc dù nhiều gian nan nhưng thức tỉnh được lòng người.

Hình ảnh quẻ Địa Lôi Phục

Thoán từ: Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu

Trở lại: Hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi nữa. Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khôn, nội quái Chấn là sấm động từ dưới lên trên làm rạn nứt mặt đất, luồng sinh khí tốt lành tràn vào làm giảm nhẹ khí âm nặng nề.

Khí dương bây giờ trở lại, cho nên hanh thông. Người quân tử (dương) ra vào tự do, không bị tai nạn; rồi sẽ có các hào dương khác kéo nhau tới, cũng như bạn bè tới, không còn lầm lỗi nữa (ý muốn nói; sau quẻ này sẽ tới quẻ Lâm, có hai hào dương ở dưới, rồi tới quẻ Thái, có ba hào dương ở dưới, tới quẻ Đại tráng (4 hào dương) quẻ Quải, (5 hào dương) quẻ Càn (cả 6 hào đều dương), thế là sáu quẻ dương cứ tăng lần. đó là vận phản phục của trời đất, cứ bảy ngày thì trở lại. Chữ nhật (ngày) ở đây thay cho chữ hào; bảy ngày mới trở lại vì sau quẻ Càn, tới quẻ Cấu, một hào âm sinh ở dưới 5 hào dương, ngược lại với quẻ Phục (một hào dương ở dưới 5 hào âm), lúc đó mới hết một vòng.
Thoán truyện giảng thêm: Sở dĩ ra vào không bị tai nạn, bạn bè kéo tới, không còn lầm lỗi, vì tượng của quẻ: nội quái Chấn là động, ngoại quái Khôn là thuận; hoạt động mà thuận theo đạo trời thì tốt. Cái đạo của trời đó là tĩnh lâu rôi thì động, ác nhiều rồi thì thiện, có vậy vạn vật mới sinh sôi nẩy nở. Xem quẻ Phục này thấy một hào dương bắt đầu trở lại, tức là thấy cái lòng yêu, nuôi dưỡng vạn vật của trời đất (kiến thiên địa chí tâm).
Đại tượng truyện bảo các vua đời xưa tới ngày đông chí, ngày mà dương bắt đầu sinh (tượng của quẻ Phục: sấm nấp ở dưới đất) thì đóng các cửa ải, không cho khách đi đường và con buôn qua lại mà vua cũng không đi xem xét các địa phương, là có ý muốn yên lặng để nuôi cái khí dương mới sinh.

2. Quẻ Địa Lôi Phục động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

水火既濟
陰陽相契
育物新民
參天贊地.

Dịch âm:

Thuỷ hoả kí tế
Âm dương tương khế
Dục vật tân dân
Tham thiên tán địa.

Dịch nghĩa:

Thủy hỏa giao hòa
Âm dương khế hợp nhau
Muốn đổi mới sự vật
Nghiên cứu rõ lẽ trời đất (tự nhiên) mà làm.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Hưu phục, cát." (Chớ quay về thì cát lợi.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về mưu vọng không được toại ý, làm mà không có công. Vận hạn lại điêu linh, tiền trình còn vận bĩ. Nhưng nếu không nản chí, cứ tiến tới ắt sẽ đạt thành. Người được quẻ này phải cố gắng nhiều. Cầu danh, cầu lợi sẽ đạt thành, nhưng chậm.
Quẻ này chủ mưu vọng không được toại ý, mệt mà không công. Vận mà lại điêu linh, tiền trình thì bị kẹt. Trong trường hợp này, chỉ còn cách lo làm những việc thiện mới có thể giải cứu và tránh khỏi được.
Theo ý quẻ cho biết hiện vận thời của bạn chưa được hanh thông như lời quẻ thơ nói dọc đường phố xá xin ăn không thấy có kẻ từ thiện bố thí mà còn gặp chim bay đi. Nghĩa là chỗ ấy thuộc khu phố nghèo khổ, chim cũng không kiếm ăn được. Vậy người đi xin làm gì có ăn.
Quẻ dạy rằng người cầu xin được quẻ này hãy ráng chờ một thời gian nữa thì mới tốt.
Bất thông, bất minh, chỉ nên chờ thời, chớ tính toán vô ích. Đánh số chẳng hạp. Biểu tượng: chim.

Con số linh ứng: 1, 3, 6, 13, 16, 31, 36, 63.